Trong phiên giao dịch ngày 23/8 tại châu Á, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu lục này như peso của Philippines, SGD (Singapore), won (Hàn Quốc), TWD (Đài Loan) và baht của Thái Lan
Cũng trong phiên giao dịch ngày 23/8, đồng USD quay đầu giảm giá so với đồng euro, do những số liệu tích cực về hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giúp "xoa dịu" những lo ngại của giới đầu tư về cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới và khuyến khích hoạt động mua vào các đồng tiền có lãi suất cao hơn.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD được giao dịch ở mức 1,4370 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,4356 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (22/8) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng tăng giá so với đồng yen của Nhật Bản, từ 110,19 yen/euro lên 110,36 yen/euro.
Trong khi đó, "đồng bạc xanh" hầu như không biến động đáng kể so với đồng yen, chỉ giảm nhẹ từ mức 76,78 yen/USD xuống còn 78,80 yen/USD, do Chính phủ Nhật Bản tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn sự tăng giá của đồng nội tệ, đồng thời sự đe dọa sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ nước này nếu cần thiết.
Báo cáo của ngân hàng HSBC về chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc đã chỉ ra rằng PMI của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trong hai tháng liên tiếp, đạt mức 49,8 trong tháng 8/2011, so với mức tương ứng 49,3 của tháng trước đó.
Thông tin này đã đẩy giá các đồng tiền có lãi suất cao và mang tính rủi ro nhiều hơn như đồng AUD của Australia từ mức 1,0407 USD/AUD lên 1,0452 USD/AUD.
Bất chấp việc tăng giá so với đồng USD, song đồng euro vẫn chịu áp lực từ những quan ngại rằng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) không thể phản ứng nhanh hơn nữa trong việc xóa bỏ "bóng đen" nợ công đang bao trùm khu vực này, đặc biệt khi Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã tuyên bố rằng bà không ủng hộ việc phát hành trái phiếu châu Âu (Eurobond), do cho rằng động thái này sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Trong khi đó, đồng franc của Thụy Sĩ, vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" của các nhà đầu tư, lại chứng kiến một phiên giao dịch trái chiều, tăng giá so với đồng USD, nhưng lại giảm so với đồng euro.
Kết thúc phiên này, đồng franc Thụy Sĩ giao dịch ở mức 0,7883 franc/USD, tăng so với mức 0,7900 franc/USD trong phiên trước đó, và giảm từ 1,1284 franc/euro xuống còn 1,1329 franc/euro./.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 23/8, đồng USD quay đầu giảm giá so với đồng euro, do những số liệu tích cực về hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giúp "xoa dịu" những lo ngại của giới đầu tư về cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới và khuyến khích hoạt động mua vào các đồng tiền có lãi suất cao hơn.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD được giao dịch ở mức 1,4370 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,4356 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (22/8) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng tăng giá so với đồng yen của Nhật Bản, từ 110,19 yen/euro lên 110,36 yen/euro.
Trong khi đó, "đồng bạc xanh" hầu như không biến động đáng kể so với đồng yen, chỉ giảm nhẹ từ mức 76,78 yen/USD xuống còn 78,80 yen/USD, do Chính phủ Nhật Bản tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn sự tăng giá của đồng nội tệ, đồng thời sự đe dọa sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ nước này nếu cần thiết.
Báo cáo của ngân hàng HSBC về chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc đã chỉ ra rằng PMI của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trong hai tháng liên tiếp, đạt mức 49,8 trong tháng 8/2011, so với mức tương ứng 49,3 của tháng trước đó.
Thông tin này đã đẩy giá các đồng tiền có lãi suất cao và mang tính rủi ro nhiều hơn như đồng AUD của Australia từ mức 1,0407 USD/AUD lên 1,0452 USD/AUD.
Bất chấp việc tăng giá so với đồng USD, song đồng euro vẫn chịu áp lực từ những quan ngại rằng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) không thể phản ứng nhanh hơn nữa trong việc xóa bỏ "bóng đen" nợ công đang bao trùm khu vực này, đặc biệt khi Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã tuyên bố rằng bà không ủng hộ việc phát hành trái phiếu châu Âu (Eurobond), do cho rằng động thái này sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Trong khi đó, đồng franc của Thụy Sĩ, vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" của các nhà đầu tư, lại chứng kiến một phiên giao dịch trái chiều, tăng giá so với đồng USD, nhưng lại giảm so với đồng euro.
Kết thúc phiên này, đồng franc Thụy Sĩ giao dịch ở mức 0,7883 franc/USD, tăng so với mức 0,7900 franc/USD trong phiên trước đó, và giảm từ 1,1284 franc/euro xuống còn 1,1329 franc/euro./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)