Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/6 tại thị trường châu Á, tỷ giá giữa đồng USD đã thoát khỏi đà giảm sâu vào đầu phiên để tiếp tục đi lên, bất chấp việc hãng đánh giá tín dụng Moody's vừa quyết định hạ mức tín nhiệm của 15 ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới, trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn đang chần chừ tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều ngày 22/6 tại Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 80,45 yen/USD, sau khi có lúc "tụt" xuống 80,26 yen/USD, song vẫn cao hơn mức tương ứng 80,26 yen/USD trong trong phiên giao dịch hôm trước (21/6) tại New York.
Trong khi đó, đồng euro đảo chiều tăng giá so với cả "đồng bạc xanh" và đồng nội tệ Nhật Bản, giao dịch ở mức 1,2560 USD/euro và 101,03 yen/euro, so với mức 1,2543 USD/euro và 100,68 yen/euro của phiên trước.
Trong tuần này, FED cho biết, thể chế tài chính lớn nhất nước Mỹ này sẽ gia hạn chương trình thay thế trái phiếu ngắn hạn bằng trái phiếu dài hạn (Operation Twist) thêm sáu tháng nữa, đồng thời sẽ chuẩn bị các kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, FED cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay, trước những lo ngại về "cơn gió ngược" tới từ châu Âu. Động thái này đã khiến giới đầu tư, vốn hy vọng vào một đợt nới lỏng có định lượng (QE3) của FED sau cuộc họp ngày 19-20/6, thất vọng.
Tuy nhiên, bất chấp những thông tin tiêu cực nói trên, đồng USD vẫn tiếp tục "nhích" lên so với đồng euro và đồng yen của Nhật Bản, bởi giới đầu tư vẫn đặt niềm tin vào cuộc họp của các nhà lãnh đạo bốn nền kinh tế hàng đầu Eurozone là Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha vào cuối ngày 22/6.
Trước đó, Moody’s đã tuyên bố hạ bậc tín nhiệm của 15 ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới với lý do triển vọng lợi nhuận và tăng trưởng dài hạn của các định chế tài chính này đang bị đe dọa.
Trong số các ngân hàng bị hạ bậc tín nhiệm lần này Mỹ "góp mặt" năm ngân hàng lớn nhất. Xếp hạng nợ dài hạn của Bank of America bị giảm 1 bậc, trong khi bốn ngân hàng khác là Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley bị hạ hai bậc.
Ngân hàng Hoàng gia Canada và chín ngân hàng châu Âu khác bao gồm Barclays Bank, Deutsche Bank, BNP Paribas, Credit Suisse, UBS, Agricole, HSBC Holdings, Royal Bank of Scotland và Societe Generale cũng bị hạ bậc. Riêng Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ, bị hạ tới 3 bậc từ Aa1 xuống còn A1.
Cũng trong phiên giao dịch 22/6 này, đồng USD đồng loạt đi lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như như đồng won của Hàn Quốc, Đài tệ của Đài Loan, baht của Thái Lan và rupiah của Indonesia./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều ngày 22/6 tại Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 80,45 yen/USD, sau khi có lúc "tụt" xuống 80,26 yen/USD, song vẫn cao hơn mức tương ứng 80,26 yen/USD trong trong phiên giao dịch hôm trước (21/6) tại New York.
Trong khi đó, đồng euro đảo chiều tăng giá so với cả "đồng bạc xanh" và đồng nội tệ Nhật Bản, giao dịch ở mức 1,2560 USD/euro và 101,03 yen/euro, so với mức 1,2543 USD/euro và 100,68 yen/euro của phiên trước.
Trong tuần này, FED cho biết, thể chế tài chính lớn nhất nước Mỹ này sẽ gia hạn chương trình thay thế trái phiếu ngắn hạn bằng trái phiếu dài hạn (Operation Twist) thêm sáu tháng nữa, đồng thời sẽ chuẩn bị các kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, FED cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay, trước những lo ngại về "cơn gió ngược" tới từ châu Âu. Động thái này đã khiến giới đầu tư, vốn hy vọng vào một đợt nới lỏng có định lượng (QE3) của FED sau cuộc họp ngày 19-20/6, thất vọng.
Tuy nhiên, bất chấp những thông tin tiêu cực nói trên, đồng USD vẫn tiếp tục "nhích" lên so với đồng euro và đồng yen của Nhật Bản, bởi giới đầu tư vẫn đặt niềm tin vào cuộc họp của các nhà lãnh đạo bốn nền kinh tế hàng đầu Eurozone là Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha vào cuối ngày 22/6.
Trước đó, Moody’s đã tuyên bố hạ bậc tín nhiệm của 15 ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới với lý do triển vọng lợi nhuận và tăng trưởng dài hạn của các định chế tài chính này đang bị đe dọa.
Trong số các ngân hàng bị hạ bậc tín nhiệm lần này Mỹ "góp mặt" năm ngân hàng lớn nhất. Xếp hạng nợ dài hạn của Bank of America bị giảm 1 bậc, trong khi bốn ngân hàng khác là Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley bị hạ hai bậc.
Ngân hàng Hoàng gia Canada và chín ngân hàng châu Âu khác bao gồm Barclays Bank, Deutsche Bank, BNP Paribas, Credit Suisse, UBS, Agricole, HSBC Holdings, Royal Bank of Scotland và Societe Generale cũng bị hạ bậc. Riêng Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ, bị hạ tới 3 bậc từ Aa1 xuống còn A1.
Cũng trong phiên giao dịch 22/6 này, đồng USD đồng loạt đi lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như như đồng won của Hàn Quốc, Đài tệ của Đài Loan, baht của Thái Lan và rupiah của Indonesia./.
Minh Trang (TTXVN)