Trong các phiên giao dịch gần đây, dòng tiền trên thị trường đang có dấu hiệu cạn dần khi mà lực đỡ tại các vùng hỗ trợ kỹ thuật luôn bị bẻ gãy. Kéo theo đó là hoạt động giải chấp của các công ty chứng khoán gia tăng, tác động kép đẩy thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái lao dốc không phanh.
Chỉ trong tháng 8, lần lượt các mốc hỗ trợ kỹ thuật của VN-Index tại 480 điểm, 460 điểm, 450 điểm và 440 điểm đã chính thức bị phá vỡ (phiên 25/08 VN-Index đã trở về mốc 421 điểm, mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây).
Ngồi trên đống lửa
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - nhà đầu tư trên sàn SME, thị trường giảm quá đà đã khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng cháy tài khoản (trắng tay). Song, các trường hợp này thường chỉ xảy ra đối với các nhà đầu tư sử dụng đòn bảy tín dụng (Margin).
“Trong hai, ba tháng trở lại đây, nhà đầu tư cứ mua vào là mất, kể cả các tổ chức cho đến các nhà đầu tư cá nhân. Đầu tư giá trị hay đầu tư lướt sóng đều thất bại. Hàng về đến tài khoản là giá cổ phiếu lại sập. Nhiều người chậm cắt lỗ, tiếp tục gỡ gạc, sử dụng margin lao vào bắt các mốc VN-Index tại 500 điểm, 480 điểm, 460 điểm, khi thị trường giảm 50% cộng với 50% margin là nhà đầu tư đã mất 100%,” ông Tuấn Anh nói.
Cá nhân ông Tuấn Anh cũng tỏ ra rất mệt mỏi bởi kết quả đầu tư từ đầu năm tới nay của mình. Mặc dù không sử dụng đòn bảy và chạy theo đánh mã nóng của các nhóm tổ lái, nhưng ông Tuấn Anh cũng đã thâm hụt trên 20% giá trị đầu tư gốc của mình.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trường Sơn, thuộc nhóm đầu tư có mức vốn trên 100 tỷ đồng cho biết, một số người quen bị kẹt từ đỉnh VN-Index tại 540 điểm, sau đó vừa cắt lỗ dần vừa dùng margin và thế chấp nhà chơi tiếp, đến nay có trường hợp đã lỗ tới vài chục tỷ đồng.
Trước thực tế này, ông Sơn lo lắng nhiều khả năng thị trường còn xấu hơn nữa. Chính vì vậy, nhóm giao dịch của ông đã rút tiền ra và chỉ còn hoạt động cầm chừng, cá nhân ông Sơn cũng đang duy trì 95% giá trị tiền mặt.
“Biến động sẽ còn căng thẳng bởi tình hình kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ trong nước và tâm lý đầu tư bi quan đang là tác nhân gây ắch tắc dòng tiền chảy vào thị trường,” nhà đầu tư Tuấn Anh cũng không giấu khỏi lo ngại.
Cẩn trọng với hỗ trợ đòn bẩy
Không chỉ các nhà đầu tư gặp khó khăn mà cả các công ty chứng khoán, những đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ đòn bẩy cũng như đang ngồi trên lửa.
Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt khẳng định, trong tình hình này thì cứ theo hợp đồng mà thực hiện, đúng tỷ lệ margin 50:50, mã nào xuống là nhân viên công ty sẽ lập tức bán giải chấp.
“Hoàn cảnh các công ty chứng khoán đều như nhau cả, khó có công ty nào chấp nhận được tỷ lệ margin cao hơn,” ông Bảo nói.
Trong một trường hợp khác, anh Trần Tường Văn - nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán nhỏ còn cho hay, nguyên do nhiều công ty chứng khoán lớn đã không lường trước được tình hình thị trường, tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư bắt đáy hết mốc này đến mốc khác. Hiện nhiều công ty lên tiếng xin lỗi nhà đầu tư của mình, nhưng người gánh hậu quả nặng nhất vẫn chỉ là nhà đầu tư.
“Trong cuộc họp gần đây, công ty chúng tôi đã chính thức nhắc nhở các nhân viên môi giới thận trọng đối với hoạt động giao dịch thỏa thuận, đề phòng nhà đầu tư tránh giải chấp, đảo hàng từ tài khoản ở các công ty chứng khoán khác sang,” anh Văn cho hay.
Nhận định về nguyên nhân rơi tự do của thị trường gần đây, theo ông Nguyễn Quang Bảo, tác nhân không chỉ là hoạt động giải chấp bởi đợt này thị trường đã giảm trước khi các công ty thực hiện bán chứng khoán cầm cố.
“Thực tế cho thấy các tổ chức, cá nhân và cả nhà đầu tư nước ngoài đều hạn chế giao dịch. Tỷ trọng mua của nhà đầu tư nước ngoài giảm đáng kể, phiên nào giao dịch nhiều cũng chỉ chiếm dưới 5% tổng giá trị toàn thị trường, lực đỡ như vậy không thể thấm vào đâu,” ông Bảo nhấn mạnh./.
Chỉ trong tháng 8, lần lượt các mốc hỗ trợ kỹ thuật của VN-Index tại 480 điểm, 460 điểm, 450 điểm và 440 điểm đã chính thức bị phá vỡ (phiên 25/08 VN-Index đã trở về mốc 421 điểm, mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây).
Ngồi trên đống lửa
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - nhà đầu tư trên sàn SME, thị trường giảm quá đà đã khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng cháy tài khoản (trắng tay). Song, các trường hợp này thường chỉ xảy ra đối với các nhà đầu tư sử dụng đòn bảy tín dụng (Margin).
“Trong hai, ba tháng trở lại đây, nhà đầu tư cứ mua vào là mất, kể cả các tổ chức cho đến các nhà đầu tư cá nhân. Đầu tư giá trị hay đầu tư lướt sóng đều thất bại. Hàng về đến tài khoản là giá cổ phiếu lại sập. Nhiều người chậm cắt lỗ, tiếp tục gỡ gạc, sử dụng margin lao vào bắt các mốc VN-Index tại 500 điểm, 480 điểm, 460 điểm, khi thị trường giảm 50% cộng với 50% margin là nhà đầu tư đã mất 100%,” ông Tuấn Anh nói.
Cá nhân ông Tuấn Anh cũng tỏ ra rất mệt mỏi bởi kết quả đầu tư từ đầu năm tới nay của mình. Mặc dù không sử dụng đòn bảy và chạy theo đánh mã nóng của các nhóm tổ lái, nhưng ông Tuấn Anh cũng đã thâm hụt trên 20% giá trị đầu tư gốc của mình.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trường Sơn, thuộc nhóm đầu tư có mức vốn trên 100 tỷ đồng cho biết, một số người quen bị kẹt từ đỉnh VN-Index tại 540 điểm, sau đó vừa cắt lỗ dần vừa dùng margin và thế chấp nhà chơi tiếp, đến nay có trường hợp đã lỗ tới vài chục tỷ đồng.
Trước thực tế này, ông Sơn lo lắng nhiều khả năng thị trường còn xấu hơn nữa. Chính vì vậy, nhóm giao dịch của ông đã rút tiền ra và chỉ còn hoạt động cầm chừng, cá nhân ông Sơn cũng đang duy trì 95% giá trị tiền mặt.
“Biến động sẽ còn căng thẳng bởi tình hình kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ trong nước và tâm lý đầu tư bi quan đang là tác nhân gây ắch tắc dòng tiền chảy vào thị trường,” nhà đầu tư Tuấn Anh cũng không giấu khỏi lo ngại.
Cẩn trọng với hỗ trợ đòn bẩy
Không chỉ các nhà đầu tư gặp khó khăn mà cả các công ty chứng khoán, những đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ đòn bẩy cũng như đang ngồi trên lửa.
Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt khẳng định, trong tình hình này thì cứ theo hợp đồng mà thực hiện, đúng tỷ lệ margin 50:50, mã nào xuống là nhân viên công ty sẽ lập tức bán giải chấp.
“Hoàn cảnh các công ty chứng khoán đều như nhau cả, khó có công ty nào chấp nhận được tỷ lệ margin cao hơn,” ông Bảo nói.
Trong một trường hợp khác, anh Trần Tường Văn - nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán nhỏ còn cho hay, nguyên do nhiều công ty chứng khoán lớn đã không lường trước được tình hình thị trường, tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư bắt đáy hết mốc này đến mốc khác. Hiện nhiều công ty lên tiếng xin lỗi nhà đầu tư của mình, nhưng người gánh hậu quả nặng nhất vẫn chỉ là nhà đầu tư.
“Trong cuộc họp gần đây, công ty chúng tôi đã chính thức nhắc nhở các nhân viên môi giới thận trọng đối với hoạt động giao dịch thỏa thuận, đề phòng nhà đầu tư tránh giải chấp, đảo hàng từ tài khoản ở các công ty chứng khoán khác sang,” anh Văn cho hay.
Nhận định về nguyên nhân rơi tự do của thị trường gần đây, theo ông Nguyễn Quang Bảo, tác nhân không chỉ là hoạt động giải chấp bởi đợt này thị trường đã giảm trước khi các công ty thực hiện bán chứng khoán cầm cố.
“Thực tế cho thấy các tổ chức, cá nhân và cả nhà đầu tư nước ngoài đều hạn chế giao dịch. Tỷ trọng mua của nhà đầu tư nước ngoài giảm đáng kể, phiên nào giao dịch nhiều cũng chỉ chiếm dưới 5% tổng giá trị toàn thị trường, lực đỡ như vậy không thể thấm vào đâu,” ông Bảo nhấn mạnh./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)