Hàng chục ý kiến từ các nhà nghiên cứu, khoa học, lịch sử và cơ quan quản lý nhà nước đã đồng tình cao với phương án xây dựng nút giao thông dự án Đường vành đai 1 qua Ô Chợ Dừa mà Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự án giao thông quan trọng bậc nhất của Hà Nội vào chiều 5/6.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra 6 phương án để lấy ý kiến, trong đó có phương án 3 và 3A (phương án 4) được đánh giá cao và nhiều ý kiến tập trung thảo luận. Theo phương án 3, cầu vượt sẽ được xây theo hướng đường vành đai 1 (đường Xã Đàn), khi đến Đàn Xã Tắc sẽ đi hình vòng cung lệch về phía Nam để tránh di tích này; sau đó sẽ vòng vào vị trí đường thẳng để nối sang phố Hoàng Cầu.
Phương án 3A dựa trên thiết kế của phương án 3; chỉ bổ sung thêm một cầu nhánh đi từ phố Khâm Thiên đi qua nút Ô Chợ Dừa rồi nhập vào cầu chính trên đường vành đai 1.
Phương án 3A được đánh giá cao hơn, bởi vừa tránh được di tích Đàn Xã Tắc, vừa có thêm một đường nhánh để giải quyết xung đột về giao thông rất bức xúc bấy lâu, bởi sẽ giảm được lưu lượng xe từ phố Khâm Thiên đổ dồn vào đường Tôn Đức Thắng.
Giáo sư Nguyễn Lân, nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hiệp hội đô thị Việt Nam bày tỏ vui mừng khi thấy Hà Nội đưa ra được phương án tối ưu, vừa giải quyết được ách tắc, vừa hợp lý về đầu tư xây dựng và quan trọng nữa là bảo tồn được di tích. Tuy nhiên, theo giáo sư, khi đã thống nhất cao phương án thì cần tính toán kỹ chi tiết và sớm thi công để giải quyết bức xúc giao thông kéo dài và tránh tình trạng khi đã làm rồi còn có nhiều ý kiến trái ngược.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; giáo sư, tiến sỹ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia; giáo sư sử học Lê Văn Lan; giáo sư Vũ Hoan, Chủ tịch Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội; Chủ tịch Hiệp hội vận tải thành phố Hà Nội Bùi Danh Liên... đánh giá ưu, khuyết điểm của từng phương án và cho rằng có thể kết hợp hai phương án này để chọn phương án tối ưu.
Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng Hà Nội đã rất chú trọng việc bảo vệ di tích nên việc tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học là rất cần thiết.
Bà Liên cho rằng để tôn thêm “hồn” di sản Đàn Xã Tắc, có thể liên tưởng đến kiến trúc di tích này khi thiết kế cầu vượt, để biến nơi đây thành một điểm đẹp và ý nghĩa.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã bày tỏ cảm ơn các nhà khoa học đã có những đóng góp hết sức quan trọng, bổ ích với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao.
Ông Nguyễn Thế Thảo cho biết sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để chọn ra một phương án tốt nhất có thể; thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải giữ gìn tốt di tích, nhưng cũng phải sớm giải tỏa ách tắc giao thông kéo dài ở nút giao thông này.
Thành phố sẽ tiếp tục nhận ý kiến và sẵn sàng giải trình khi các nhà khoa học, người dân đề nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói./.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra 6 phương án để lấy ý kiến, trong đó có phương án 3 và 3A (phương án 4) được đánh giá cao và nhiều ý kiến tập trung thảo luận. Theo phương án 3, cầu vượt sẽ được xây theo hướng đường vành đai 1 (đường Xã Đàn), khi đến Đàn Xã Tắc sẽ đi hình vòng cung lệch về phía Nam để tránh di tích này; sau đó sẽ vòng vào vị trí đường thẳng để nối sang phố Hoàng Cầu.
Phương án 3A dựa trên thiết kế của phương án 3; chỉ bổ sung thêm một cầu nhánh đi từ phố Khâm Thiên đi qua nút Ô Chợ Dừa rồi nhập vào cầu chính trên đường vành đai 1.
Phương án 3A được đánh giá cao hơn, bởi vừa tránh được di tích Đàn Xã Tắc, vừa có thêm một đường nhánh để giải quyết xung đột về giao thông rất bức xúc bấy lâu, bởi sẽ giảm được lưu lượng xe từ phố Khâm Thiên đổ dồn vào đường Tôn Đức Thắng.
Giáo sư Nguyễn Lân, nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hiệp hội đô thị Việt Nam bày tỏ vui mừng khi thấy Hà Nội đưa ra được phương án tối ưu, vừa giải quyết được ách tắc, vừa hợp lý về đầu tư xây dựng và quan trọng nữa là bảo tồn được di tích. Tuy nhiên, theo giáo sư, khi đã thống nhất cao phương án thì cần tính toán kỹ chi tiết và sớm thi công để giải quyết bức xúc giao thông kéo dài và tránh tình trạng khi đã làm rồi còn có nhiều ý kiến trái ngược.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; giáo sư, tiến sỹ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia; giáo sư sử học Lê Văn Lan; giáo sư Vũ Hoan, Chủ tịch Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội; Chủ tịch Hiệp hội vận tải thành phố Hà Nội Bùi Danh Liên... đánh giá ưu, khuyết điểm của từng phương án và cho rằng có thể kết hợp hai phương án này để chọn phương án tối ưu.
Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng Hà Nội đã rất chú trọng việc bảo vệ di tích nên việc tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học là rất cần thiết.
Bà Liên cho rằng để tôn thêm “hồn” di sản Đàn Xã Tắc, có thể liên tưởng đến kiến trúc di tích này khi thiết kế cầu vượt, để biến nơi đây thành một điểm đẹp và ý nghĩa.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã bày tỏ cảm ơn các nhà khoa học đã có những đóng góp hết sức quan trọng, bổ ích với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao.
Ông Nguyễn Thế Thảo cho biết sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để chọn ra một phương án tốt nhất có thể; thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải giữ gìn tốt di tích, nhưng cũng phải sớm giải tỏa ách tắc giao thông kéo dài ở nút giao thông này.
Thành phố sẽ tiếp tục nhận ý kiến và sẵn sàng giải trình khi các nhà khoa học, người dân đề nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)