Ngày 15/4, tại phường Bạc Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Quản lý các dự án Đường thủy nội địa phía Bắc (Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) - Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức Lễ động thổ gói thầu CV-A1.1-NDTDP thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc bộ (Dự án WB6).
Dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ với tổng giá trị hơn 200 triệu USD trong đó vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 30 triệu USD.
Dự án được chia làm hai giai đoạn thực hiện, trong đó giai đoạn 1 gồm nâng cấp các hành lang đường thủy số 1 Việt Trì-Hà Nội-Quảng Ninh với các công trình kè chỉnh trị, kè bảo vệ bờ, nạo vét chỉnh luồng, bạt mom, cắt cong trên sông Hồng đoạn Việt Trì-Hà Nội, các sông Đuống, Kinh Thày, Hàn.
Giai đoạn 2 gồm thi công cụm công trình kênh tắt và đê chắn sóng tại cửa Lạch Giang và các công trình kè chỉnh trị, kè bảo vệ bờ, nạo vét chỉnh luồng, bạt mom, cắt cong trên sông Ninh Cơ cho tàu 1.000 tấn lên cụm cảng Hà Nội; đào kênh nối Đáy-Ninh Cơ và xây dựng âu tầu cho tầu ven biển 3.000 tấn vào cụm cảng Ninh Bình-Ninh Phúc; nâng cấp các cảng Việt Trì, Ninh Bình-Ninh Phúc và 28 bến khách ngang sông (do 14 tỉnh-thành Đồng bằng Bắc Bộ làm chủ đầu tư).
Gói thầu CV-A1.1-NDTDP gồm bốn hợp đồng xây dựng nạo vét, kè chỉnh trị và kè bảo vệ bờ sông Hồng đoạn từ Km0.0-Km31.0; Km31.0-Km35.5; Km35.5-Km 42.0 và Km42.0-Km62.0.
Bốn hợp đồng này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn L&C; Công ty Cổ phần xây dựng Huyền Minh; Liên danh Tổng công ty xây dựng - Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Thanh Xuân đảm nhiệm thi công với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng.
Ông Lê Huy Thăng, Tổng giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết dự án ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến hành lang đường thủy chính, các cảng sông và bến khách ngang sông thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển tổng thể khu vực Đồng bằng Bắc bộ; nâng cao năng lực, tính hiệu quả và an toàn cho hệ thống hạ tầng giao thông, góp phần giảm chi phí vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả các dịch vụ tiếp vận cho vận tải đa phương thức.
Đồng thời, dự án cũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng...
Theo kế hoạch, các gói thầu xây dựng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2014./.
Dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ với tổng giá trị hơn 200 triệu USD trong đó vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 30 triệu USD.
Dự án được chia làm hai giai đoạn thực hiện, trong đó giai đoạn 1 gồm nâng cấp các hành lang đường thủy số 1 Việt Trì-Hà Nội-Quảng Ninh với các công trình kè chỉnh trị, kè bảo vệ bờ, nạo vét chỉnh luồng, bạt mom, cắt cong trên sông Hồng đoạn Việt Trì-Hà Nội, các sông Đuống, Kinh Thày, Hàn.
Giai đoạn 2 gồm thi công cụm công trình kênh tắt và đê chắn sóng tại cửa Lạch Giang và các công trình kè chỉnh trị, kè bảo vệ bờ, nạo vét chỉnh luồng, bạt mom, cắt cong trên sông Ninh Cơ cho tàu 1.000 tấn lên cụm cảng Hà Nội; đào kênh nối Đáy-Ninh Cơ và xây dựng âu tầu cho tầu ven biển 3.000 tấn vào cụm cảng Ninh Bình-Ninh Phúc; nâng cấp các cảng Việt Trì, Ninh Bình-Ninh Phúc và 28 bến khách ngang sông (do 14 tỉnh-thành Đồng bằng Bắc Bộ làm chủ đầu tư).
Gói thầu CV-A1.1-NDTDP gồm bốn hợp đồng xây dựng nạo vét, kè chỉnh trị và kè bảo vệ bờ sông Hồng đoạn từ Km0.0-Km31.0; Km31.0-Km35.5; Km35.5-Km 42.0 và Km42.0-Km62.0.
Bốn hợp đồng này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn L&C; Công ty Cổ phần xây dựng Huyền Minh; Liên danh Tổng công ty xây dựng - Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Thanh Xuân đảm nhiệm thi công với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng.
Ông Lê Huy Thăng, Tổng giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết dự án ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến hành lang đường thủy chính, các cảng sông và bến khách ngang sông thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển tổng thể khu vực Đồng bằng Bắc bộ; nâng cao năng lực, tính hiệu quả và an toàn cho hệ thống hạ tầng giao thông, góp phần giảm chi phí vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả các dịch vụ tiếp vận cho vận tải đa phương thức.
Đồng thời, dự án cũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng...
Theo kế hoạch, các gói thầu xây dựng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2014./.
Tạ Văn Toàn (TTXVN)