Ngày 6/9, tiến sỹ, bác sỹ Trần Quang Bính, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hồi 14 giờ ngày 5/9, khoa đã tiếp nhận một bệnh nhân bị ngộ độc trứng cóc được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc tới.
Đó là chị Huỳnh Thị Bạch Cúc, 25 tuổi, ngụ ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Trước khi nhập viện, hai đứa con của bệnh nhân cũng bị ngộ độc trứng cóc và đã tử vong.
Bệnh nhân Cúc cho biết, sáng 5/9, chồng chị bắt được một con cóc đem về nhà cho vợ làm thịt nấu cháo. Do trước đó chưa từng làm thịt cóc, bệnh nhân không biết trứng cóc có độc tố nên bỏ trứng cóc vào nấu cháo.
Chị Cúc và hai con cùng ăn. Sau khi ăn khoảng nửa giờ thì con gái 4 tuổi của chị có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, người tím tái và tử vong ngay tại nhà.
Sau đó, đứa con trai 15 tháng tuổi của chị cũng có các triệu chứng tương tự và tử vong trên đường chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Chị Cúc ăn ít nhất nên ngộ độc nhẹ, đã được cấp cứu kịp thời.
Chị Cúc nhập Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nôn, tiêu chảy, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Hiện sức khỏe chị Cúc đã dần hồi phục.
Theo bác sỹ Bính, thịt cóc không có độc và giàu đạm nhưng da, trứng, gan, mật cóc có chứa độc tố. Khi bị ngộ độc thịt cóc thì cách sơ cứu tốt nhất là đưa bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất và gây nôn để thải bớt độc tố ra ngoài./.
Đó là chị Huỳnh Thị Bạch Cúc, 25 tuổi, ngụ ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Trước khi nhập viện, hai đứa con của bệnh nhân cũng bị ngộ độc trứng cóc và đã tử vong.
Bệnh nhân Cúc cho biết, sáng 5/9, chồng chị bắt được một con cóc đem về nhà cho vợ làm thịt nấu cháo. Do trước đó chưa từng làm thịt cóc, bệnh nhân không biết trứng cóc có độc tố nên bỏ trứng cóc vào nấu cháo.
Chị Cúc và hai con cùng ăn. Sau khi ăn khoảng nửa giờ thì con gái 4 tuổi của chị có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, người tím tái và tử vong ngay tại nhà.
Sau đó, đứa con trai 15 tháng tuổi của chị cũng có các triệu chứng tương tự và tử vong trên đường chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Chị Cúc ăn ít nhất nên ngộ độc nhẹ, đã được cấp cứu kịp thời.
Chị Cúc nhập Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nôn, tiêu chảy, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Hiện sức khỏe chị Cúc đã dần hồi phục.
Theo bác sỹ Bính, thịt cóc không có độc và giàu đạm nhưng da, trứng, gan, mật cóc có chứa độc tố. Khi bị ngộ độc thịt cóc thì cách sơ cứu tốt nhất là đưa bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất và gây nôn để thải bớt độc tố ra ngoài./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)