Đầu năm 2013, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đã chuẩn bị hơn 40.000 tấn quýt hồng phục vụ Tết.
Toàn huyện có hơn 1.000 ha trồng quýt hồng hiện đang cho trái, trồng nhiều nhất ở các xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành và Vĩnh Thới; bình quân năng suất 30-40 tấn trái/ha.
Giá quýt hồng đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho nhà vườn, từ 18.000 đồng/kg hồi cuối tháng 12/2012 nay thương lái mua tại vườn 25.000-27.000 đồng/kg.
Giá quýt hồng càng cao thì nhà vườn càng không muốn bán sớm do sản lượng quýt năm nay giảm hơn 30% so năm ngoái.
Tại thời điểm này, số vườn quýt thu hoạch sớm để bán chỉ chiếm khoảng 20%, phần còn lại nhà vườn chờ giá tăng thêm chưa chịu bán. Để có quýt sạch bán được giá, nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung đã ý thức được lợi ích từ quy trình sản xuất quýt hồng theo hướng an toàn sinh học, sản xuất theo quy trình Việt GAP tạo uy tín và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, nhờ đó thị trường mở rộng, làm cho trái quýt hồng có giá trên thị trường.
Năm 2012, quýt hồng Lai Vung được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền quýt hồng Lai Vung.
Theo quy định, những sản phẩm mang nhãn hiệu quýt hồng Lai Vung là nhãn hiệu cấp cho sản phẩm quýt hồng được trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh trên địa bàn 4 xã: Vĩnh Thới, Tân Phước, Tân Thành, Long Hậu của huyện Lai Vung. Đây là 4 xã có diện tích trồng quýt hồng lớn nhất huyện, trung bình mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 40.000 tấn quýt hồng./.
Toàn huyện có hơn 1.000 ha trồng quýt hồng hiện đang cho trái, trồng nhiều nhất ở các xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành và Vĩnh Thới; bình quân năng suất 30-40 tấn trái/ha.
Giá quýt hồng đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho nhà vườn, từ 18.000 đồng/kg hồi cuối tháng 12/2012 nay thương lái mua tại vườn 25.000-27.000 đồng/kg.
Giá quýt hồng càng cao thì nhà vườn càng không muốn bán sớm do sản lượng quýt năm nay giảm hơn 30% so năm ngoái.
Tại thời điểm này, số vườn quýt thu hoạch sớm để bán chỉ chiếm khoảng 20%, phần còn lại nhà vườn chờ giá tăng thêm chưa chịu bán. Để có quýt sạch bán được giá, nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung đã ý thức được lợi ích từ quy trình sản xuất quýt hồng theo hướng an toàn sinh học, sản xuất theo quy trình Việt GAP tạo uy tín và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, nhờ đó thị trường mở rộng, làm cho trái quýt hồng có giá trên thị trường.
Năm 2012, quýt hồng Lai Vung được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền quýt hồng Lai Vung.
Theo quy định, những sản phẩm mang nhãn hiệu quýt hồng Lai Vung là nhãn hiệu cấp cho sản phẩm quýt hồng được trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh trên địa bàn 4 xã: Vĩnh Thới, Tân Phước, Tân Thành, Long Hậu của huyện Lai Vung. Đây là 4 xã có diện tích trồng quýt hồng lớn nhất huyện, trung bình mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 40.000 tấn quýt hồng./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)