Nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng hạt gạo, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện dự án đầu tư phát triển 250 lò sấy lúa có công suất lớn với tổng vốn đầu tư trên 228 tỷ đồng.
Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn với sản lượng khoảng 3 triệu tấn/năm, đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ hè thu và thu đông thường gặp thời tiết bất lợi như mưa bão kéo dài, bảo quản, gây thất thoát sau thu hoạch.
Theo ước tính, thất thoát sau thu hoạch nếu phơi tự nhiên tỷ lệ hao hụt chiếm 3,83%, trong khi đó sấy chỉ hao hụt 1,8% tổng sản lượng. Tỷ lệ gạo nguyên giữa phơi và sấy cũng khác nhau, nếu phơi thì tỷ lệ gạo nguyên trên 53%, trong khi lúa sấy tỷ lệ gạo nguyên đạt gần 60%.
Mặc dù, ngành nông nghiệp tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền vận động để đầu tư và phát triển hệ thống sấy lúa trên địa bàn toàn tỉnh nhưng vốn đầu tư lò sấy lớn, thời gian thu hồi chậm nên chưa khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.
Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 697 lò sấy, trong đó 426 lò sấy có công suất hoạt động dưới 10 tấn/mẻ, tập trung chủ yếu ở các huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn như: Tháp Mười, Tam Nông, Tân Hồng và Hồng Ngự. Với số lượng lò sấy như trên, chỉ giải quyết khoảng trên 16% sản lượng lúa hè thu và thu đông qua sấy.
Để khắc phục tình trạng trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển lò sấy lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2013, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện. Quy mô của dự án là phát triển hệ thống các lò sấy qui mô công suất lớn với tổng nhu cầu vốn vay là trên 228 tỷ đồng.
Đến năm 2013 sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 250 lò sấy với công suất từ 20- 40 tấn/mẻ, nâng sản lượng lúa hè thu, thu đông qua sấy đạt hơn 32%. Người đầu tư thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng hệ thống lò sấy sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 trở đi được hỗ trợ 50% lãi suất vay.
Theo Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, hiện nay nhiều nông dân đã nhận thấy lợi ích của lò sấy lúa và được hưởng thụ các chế độ ưu đãi nên đã đăng ký thực hiện dự án lò sấy lúa khá nhiều. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình của chủ đầu tư lò sấy đạt từ trên 1,8-3,7 triệu đồng/mẻ. Đối với người nông dân thuê sấy, thực hiện sấy lúa sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch và nâng cao chất lượng hạt lúa, tăng tỷ lệ gạo nguyên, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm gạo trên thị trường; nâng cao thu nhập cho nông dân./.
Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn với sản lượng khoảng 3 triệu tấn/năm, đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ hè thu và thu đông thường gặp thời tiết bất lợi như mưa bão kéo dài, bảo quản, gây thất thoát sau thu hoạch.
Theo ước tính, thất thoát sau thu hoạch nếu phơi tự nhiên tỷ lệ hao hụt chiếm 3,83%, trong khi đó sấy chỉ hao hụt 1,8% tổng sản lượng. Tỷ lệ gạo nguyên giữa phơi và sấy cũng khác nhau, nếu phơi thì tỷ lệ gạo nguyên trên 53%, trong khi lúa sấy tỷ lệ gạo nguyên đạt gần 60%.
Mặc dù, ngành nông nghiệp tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền vận động để đầu tư và phát triển hệ thống sấy lúa trên địa bàn toàn tỉnh nhưng vốn đầu tư lò sấy lớn, thời gian thu hồi chậm nên chưa khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.
Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 697 lò sấy, trong đó 426 lò sấy có công suất hoạt động dưới 10 tấn/mẻ, tập trung chủ yếu ở các huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn như: Tháp Mười, Tam Nông, Tân Hồng và Hồng Ngự. Với số lượng lò sấy như trên, chỉ giải quyết khoảng trên 16% sản lượng lúa hè thu và thu đông qua sấy.
Để khắc phục tình trạng trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển lò sấy lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2013, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện. Quy mô của dự án là phát triển hệ thống các lò sấy qui mô công suất lớn với tổng nhu cầu vốn vay là trên 228 tỷ đồng.
Đến năm 2013 sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 250 lò sấy với công suất từ 20- 40 tấn/mẻ, nâng sản lượng lúa hè thu, thu đông qua sấy đạt hơn 32%. Người đầu tư thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng hệ thống lò sấy sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 trở đi được hỗ trợ 50% lãi suất vay.
Theo Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, hiện nay nhiều nông dân đã nhận thấy lợi ích của lò sấy lúa và được hưởng thụ các chế độ ưu đãi nên đã đăng ký thực hiện dự án lò sấy lúa khá nhiều. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình của chủ đầu tư lò sấy đạt từ trên 1,8-3,7 triệu đồng/mẻ. Đối với người nông dân thuê sấy, thực hiện sấy lúa sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch và nâng cao chất lượng hạt lúa, tăng tỷ lệ gạo nguyên, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm gạo trên thị trường; nâng cao thu nhập cho nông dân./.
Nguyễn Văn Thi (TTXVN)