Đồng rupee Ấn Độ trong phiên giao dịch sáng 20/6 đã giảm giá xuống tới 59,94 rupee/1USD, mức thấp nhất từ trước đến nay.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 11/6, đồng rupee đã giảm giá xuống mức thấp kỷ lục 58,98 rupee/1USD. Tiếp sau đó, tại phiên đóng cửa ngày 19/6, 1USD đổi được 58,71 rupee. Kể từ ngày 1/5 đồng rupee đã mất giá hơn 6%.
Nguyên nhân khiến đồng nội tệ Ấn Độ trượt giá mạnh là do thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai cao, nhu cầu đồng USD của các ngân hàng và các nhà nhập khẩu Ấn Độ tăng, trong khi đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác.
Sự sụt giảm của đồng rupee đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và tín phiếu Ấn Độ. Trong phiên giao dịch sáng 20/6, chỉ số BSE benchmark Sensex giảm 423,05 điểm (2,19%) xuống còn 18.822,65 điểm.
Một số nhà buôn bán tiền tệ nhận định trước mối lo các nhà đầu tư nước ngoài có thể rút vốn bằng hình thức bán tháo tín phiếu và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hồi vốn, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI, tức Ngân hàng trung ương) có thể bán đồng USD cho các ngân hàng do nhà nước điều hành./.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 11/6, đồng rupee đã giảm giá xuống mức thấp kỷ lục 58,98 rupee/1USD. Tiếp sau đó, tại phiên đóng cửa ngày 19/6, 1USD đổi được 58,71 rupee. Kể từ ngày 1/5 đồng rupee đã mất giá hơn 6%.
Nguyên nhân khiến đồng nội tệ Ấn Độ trượt giá mạnh là do thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai cao, nhu cầu đồng USD của các ngân hàng và các nhà nhập khẩu Ấn Độ tăng, trong khi đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác.
Sự sụt giảm của đồng rupee đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và tín phiếu Ấn Độ. Trong phiên giao dịch sáng 20/6, chỉ số BSE benchmark Sensex giảm 423,05 điểm (2,19%) xuống còn 18.822,65 điểm.
Một số nhà buôn bán tiền tệ nhận định trước mối lo các nhà đầu tư nước ngoài có thể rút vốn bằng hình thức bán tháo tín phiếu và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hồi vốn, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI, tức Ngân hàng trung ương) có thể bán đồng USD cho các ngân hàng do nhà nước điều hành./.
(TTXVN)