Hai trận lũ vào tháng 10 vừa qua ở tỉnh Hà Tĩnh đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản và để lại hậu quả nặng nề, đặc biệt là sau khi nước rút, cát đã bao phủ nhiều cánh đồng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
Nước lũ rút đi nhưng nhiều cánh đồng của huyện Đức Thọ lại chìm trong biển cát. Cát vùi lấp tất cả những gì còn sót lại trên mặt đất. Không chỉ đồng ruộng mà một số nhà dân, trường học, đường sá cũng bị cát bồi hoặc làm hư hại. Người dân vừa phải chật vật chống chọi với mưa lũ, giờ lại phải lo dọn dẹp, “giải phóng” ruộng cát để lo sản xuất lương thực, đảm bảo cuộc sống.
Ở các các xã ngoài đê La Giang thuộc huyện Đức Thọ như Trường Sơn, Liên Minh, Đức Châu, Đức La, các cánh đồng bây giờ chỉ là những cồn cát. Nước từ thượng nguồn đổ về tạo thành những dòng chảy lớn băng khắp cùng làng ngõ xóm, không chỉ làm xói lở đường sá, nhà cửa mà còn khiến nhiều cánh đồng màu mỡ bị cát bồi.
Chị Trần Thị Soa, xóm 3, xã Liên Minh (Đức Thọ) vừa cố gắng cào tìm lại những cây ngô dưới đống cát vừa lo lắng: “Nhà có mấy sào ruộng đã bị cát lấp hết, giờ đây cả gia đình không biết tính làm sao. Nước lũ tràn về đã cuốn hết tài sản, lúa gạo, bây giờ còn để lại hậu quả thế ni.”
Cách ruộng chị Soa không xa, bố con nhà ông Thành cũng đang cố gắng xúc cát trong ruộng nhà mình cho vào xe bò chở đi đổ. Ông Thành nói: "Chẳng còn cách nào khác là phải cố gắng xúc bớt cát, cải tạo đồng ruộng để sớm khắc phục sản xuất thôi."
Theo thống kê của huyện Đức Thọ, trận lũ vừa qua đã làm xói lở, bồi lấp hơn 350ha đất nông nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu là cây ngô và rau màu. Giờ đây, cả hệ thống chính trị của huyện đang tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, tuy nhiên việc xử lý cát bồi lấp gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Hoài Đức, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Thọ cho biết huyện vận động nhân dân cải tạo đồng ruộng bằng cách xúc cát đi đổ hoặc san bằng, chuyển đổi cây trồng cho phù hợp.
Tại Hà Tĩnh, trận lũ lịch sử vừa qua đã làm thiệt hại trên 4.600ha lúa mùa, hơn 4.000ha ngô đông và trên 3.600ha hoa màu vụ đông. Trong đó có hàng ngàn hécta đồng ruộng, vườn bị cát bồi lấp.
Lũ không chỉ làm cát bồi lấp những cánh đồng ở Đức Thọ mà tại các xã Hương Giang, Hương Thủy (huyện Hương Sơn), Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Lạc, Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà), Cẩm Hà , Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên), Thịnh Lộc, Thạch Châu, Thạch Mỹ (huyện Lộc Hà)... hàng trăm héc ta đồng ruộng cũng đã bị cát bồi lấp, nhiều diện tích nhiễm phèn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh đã triển khai bổ sung cứu sản xuất vụ đông sau lũ. Đặc biệt tập trung khắc phục hậu quả do việc cát bồi lấp nhiều cánh đồng; hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cây trồng trên diện tích pha cát, giúp nhân dân khôi phục sản xuất, sớm ổn định đời sống./.
Nước lũ rút đi nhưng nhiều cánh đồng của huyện Đức Thọ lại chìm trong biển cát. Cát vùi lấp tất cả những gì còn sót lại trên mặt đất. Không chỉ đồng ruộng mà một số nhà dân, trường học, đường sá cũng bị cát bồi hoặc làm hư hại. Người dân vừa phải chật vật chống chọi với mưa lũ, giờ lại phải lo dọn dẹp, “giải phóng” ruộng cát để lo sản xuất lương thực, đảm bảo cuộc sống.
Ở các các xã ngoài đê La Giang thuộc huyện Đức Thọ như Trường Sơn, Liên Minh, Đức Châu, Đức La, các cánh đồng bây giờ chỉ là những cồn cát. Nước từ thượng nguồn đổ về tạo thành những dòng chảy lớn băng khắp cùng làng ngõ xóm, không chỉ làm xói lở đường sá, nhà cửa mà còn khiến nhiều cánh đồng màu mỡ bị cát bồi.
Chị Trần Thị Soa, xóm 3, xã Liên Minh (Đức Thọ) vừa cố gắng cào tìm lại những cây ngô dưới đống cát vừa lo lắng: “Nhà có mấy sào ruộng đã bị cát lấp hết, giờ đây cả gia đình không biết tính làm sao. Nước lũ tràn về đã cuốn hết tài sản, lúa gạo, bây giờ còn để lại hậu quả thế ni.”
Cách ruộng chị Soa không xa, bố con nhà ông Thành cũng đang cố gắng xúc cát trong ruộng nhà mình cho vào xe bò chở đi đổ. Ông Thành nói: "Chẳng còn cách nào khác là phải cố gắng xúc bớt cát, cải tạo đồng ruộng để sớm khắc phục sản xuất thôi."
Theo thống kê của huyện Đức Thọ, trận lũ vừa qua đã làm xói lở, bồi lấp hơn 350ha đất nông nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu là cây ngô và rau màu. Giờ đây, cả hệ thống chính trị của huyện đang tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, tuy nhiên việc xử lý cát bồi lấp gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Hoài Đức, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Thọ cho biết huyện vận động nhân dân cải tạo đồng ruộng bằng cách xúc cát đi đổ hoặc san bằng, chuyển đổi cây trồng cho phù hợp.
Tại Hà Tĩnh, trận lũ lịch sử vừa qua đã làm thiệt hại trên 4.600ha lúa mùa, hơn 4.000ha ngô đông và trên 3.600ha hoa màu vụ đông. Trong đó có hàng ngàn hécta đồng ruộng, vườn bị cát bồi lấp.
Lũ không chỉ làm cát bồi lấp những cánh đồng ở Đức Thọ mà tại các xã Hương Giang, Hương Thủy (huyện Hương Sơn), Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Lạc, Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà), Cẩm Hà , Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên), Thịnh Lộc, Thạch Châu, Thạch Mỹ (huyện Lộc Hà)... hàng trăm héc ta đồng ruộng cũng đã bị cát bồi lấp, nhiều diện tích nhiễm phèn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh đã triển khai bổ sung cứu sản xuất vụ đông sau lũ. Đặc biệt tập trung khắc phục hậu quả do việc cát bồi lấp nhiều cánh đồng; hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cây trồng trên diện tích pha cát, giúp nhân dân khôi phục sản xuất, sớm ổn định đời sống./.
Công Tường (TTXVN/Vietnam+)