Tờ Nhật báo Phố Wall (Mỹ) ra ngày 21/9 nhận định, mặc dù Trung Quốc có thể sớm vượt Mỹ hay châu Âu để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng con đường để nước này có ảnh hưởng thực sự về tài chính thì còn rất dài và chông gai.
Theo tờ báo, chính mô hình kinh tế của Trung Quốc đang cản trở đồng Nhân dân tệ thay thế đồng USD làm đồng tiền dự trữ quốc tế.
Trung Quốc đã có nền kinh tế trị giá 7.000 tỷ USD, gần bằng một nửa nền kinh tế Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU). Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chỉ cần từ 6-7%/năm mà không cần đến 10-11% như trong thập niên 2000, thì trong 5 năm tới kinh tế Trung Quốc có thể dễ dàng vượt qua mốc 15.000 tỷ USD của kinh tế Mỹ hiện nay. Do đó, đến cuối thập kỷ này, kinh tế Trung Quốc có thể lớn hơn nền kinh tế Mỹ và tương đương với toàn EU.
Tuy nhiên, vai trò tài chính của Trung Quốc trong tương lai lại ảm đạm hơn. Trong 10 năm tới, vai trò toàn cầu của đồng Nhân dân tệ có thể sẽ chỉ lớn hơn một chút so với hiện nay. Đồng tiền này không thể thay thế USD làm đồng tiền dự trữ quốc tế, thậm chí nó còn không cạnh tranh được với đồng yen của Nhật Bản hay đồng bảng Anh.
Để đồng Nhân dân tệ là một sự lựa chọn trong danh mục đầu tư trú ẩn an toàn, nó cần phải có khả năng tiếp cận tự do, không giới hạn vào các thị trường nội địa có lợi nhuận cố định. Đó là điều mà đồng USD, đồng euro, cũng như đồng yen và một số đồng tiền mạnh khác làm được, song đồng Nhân dân tệ lại không thể.
Trung Quốc duy trì một cơ chế kế toán vốn khép kín nhất trên thế giới. Vấn đề lớn hơn là Trung Quốc không thể mở cửa cơ chế kế toán vốn đủ nhanh để tạo ra sự thay đổi.
Trong hơn hai thập kỷ qua, triết lý quản lý tiền tệ và phát triển tài chính của Trung Quốc đã dựa trên một hệ thống kinh tế khép kín: duy trì lãi suất thấp và ổn định mà không phải lo ngại về việc bên ngoài lợi dụng buôn bán, sẵn sàng thông qua các gói kích thích kinh tế khi cần thiết mà không phải lo về chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng, hỗ trợ các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao và kiểm soát chặt chẽ tỷ giá hối đoái.
Tất cả các biện pháp trên chỉ có tác dụng khi các quỹ đầu tư nước ngoài không thể ảnh hưởng đến giá cả tài sản và khi người dân trong nước không còn nơi nào khác để đi.
Mặc dù GDP của Trung Quốc hiện lớn gấp 10 lần so với năm 1995, nhưng những biện phát kiểm soát vốn nước ngoài vẫn giống như trước đây.
Các cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 và 2008-2009 đã làm chính quyền Trung Quốc cố gắng "chậm chạp" trong việc đưa ra những điều chỉnh. Bên cạnh đó, dù Trung Quốc có thể từ bỏ kiểm soát đối với bên ngoài thì nước này vẫn thiếu các thị trường nội địa lớn. Nói ngắn gọn là chẳng có gì để đầu tư.
Trung Quốc không có thị trường trái phiếu nội địa. So về quy mô, Trung Quốc có một thị trường lợi nhuận cố định kém sung mãn hơn nhiều so với các nước đang phát triển lớn khác.
Một điểm nữa trong mô hình tài chính của Trung Quốc, đó là sự phổ biến của những người đi vay thuộc sở hữu nhà nước nhưng vô kỷ luật và việc tin dùng các biện pháp tín dụng vĩ mô định lượng. Điều này tạo ra tính cấp thiết phải giữ các dòng tài chính tập trung trong hệ thống ngân hàng.
Cũng chính điều này giải thích tại sao thị trường trái phiếu không phát triển nhanh hơn so với GDP trong thập niên 2000, và tại sao sau đợt bùng nổ trái phiếu doanh nghiệp trong hai năm vừa qua, Trung Quốc đang phải hạn chế vấn đề này để bảo tồn chất lượng tài sản và tỷ lệ nợ của các ngân hàng.
Nhiều người cho rằng, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc mở cửa các thị trường vốn của mình và thực hiện các cải cách để chuẩn bị cho việc đồng Nhân dân tệ có khả năng chuyển đổi, nếu không nước này sẽ tiếp tục phải tích trữ hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại tệ mỗi năm. Tuy nhiên, lập luận này cũng không có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Khi nào tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Trung Quốc vẫn cao hơn mức đầu tư nội địa, nói cách khác là khi nào Trung Quốc thặng dư tài khoản vãng lai với bên ngoài, thì nước này sẽ vẫn phải tích trữ các tài sản nước ngoài.
Có thể nói việc biến đồng Nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ toàn cầu thực sự không giải quyết được bất cứ vấn đề nào của Trung Quốc hiện nay, nhưng nó lại có thể tạo ra những vấn đề khó khăn mới. Do đó, việc đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế sẽ không sớm xảy ra. Trung Quốc có thể thành một gã khổng lồ về kinh tế nhưng vẫn là một chú lùn về tài chính./.
Theo tờ báo, chính mô hình kinh tế của Trung Quốc đang cản trở đồng Nhân dân tệ thay thế đồng USD làm đồng tiền dự trữ quốc tế.
Trung Quốc đã có nền kinh tế trị giá 7.000 tỷ USD, gần bằng một nửa nền kinh tế Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU). Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chỉ cần từ 6-7%/năm mà không cần đến 10-11% như trong thập niên 2000, thì trong 5 năm tới kinh tế Trung Quốc có thể dễ dàng vượt qua mốc 15.000 tỷ USD của kinh tế Mỹ hiện nay. Do đó, đến cuối thập kỷ này, kinh tế Trung Quốc có thể lớn hơn nền kinh tế Mỹ và tương đương với toàn EU.
Tuy nhiên, vai trò tài chính của Trung Quốc trong tương lai lại ảm đạm hơn. Trong 10 năm tới, vai trò toàn cầu của đồng Nhân dân tệ có thể sẽ chỉ lớn hơn một chút so với hiện nay. Đồng tiền này không thể thay thế USD làm đồng tiền dự trữ quốc tế, thậm chí nó còn không cạnh tranh được với đồng yen của Nhật Bản hay đồng bảng Anh.
Để đồng Nhân dân tệ là một sự lựa chọn trong danh mục đầu tư trú ẩn an toàn, nó cần phải có khả năng tiếp cận tự do, không giới hạn vào các thị trường nội địa có lợi nhuận cố định. Đó là điều mà đồng USD, đồng euro, cũng như đồng yen và một số đồng tiền mạnh khác làm được, song đồng Nhân dân tệ lại không thể.
Trung Quốc duy trì một cơ chế kế toán vốn khép kín nhất trên thế giới. Vấn đề lớn hơn là Trung Quốc không thể mở cửa cơ chế kế toán vốn đủ nhanh để tạo ra sự thay đổi.
Trong hơn hai thập kỷ qua, triết lý quản lý tiền tệ và phát triển tài chính của Trung Quốc đã dựa trên một hệ thống kinh tế khép kín: duy trì lãi suất thấp và ổn định mà không phải lo ngại về việc bên ngoài lợi dụng buôn bán, sẵn sàng thông qua các gói kích thích kinh tế khi cần thiết mà không phải lo về chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng, hỗ trợ các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao và kiểm soát chặt chẽ tỷ giá hối đoái.
Tất cả các biện pháp trên chỉ có tác dụng khi các quỹ đầu tư nước ngoài không thể ảnh hưởng đến giá cả tài sản và khi người dân trong nước không còn nơi nào khác để đi.
Mặc dù GDP của Trung Quốc hiện lớn gấp 10 lần so với năm 1995, nhưng những biện phát kiểm soát vốn nước ngoài vẫn giống như trước đây.
Các cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 và 2008-2009 đã làm chính quyền Trung Quốc cố gắng "chậm chạp" trong việc đưa ra những điều chỉnh. Bên cạnh đó, dù Trung Quốc có thể từ bỏ kiểm soát đối với bên ngoài thì nước này vẫn thiếu các thị trường nội địa lớn. Nói ngắn gọn là chẳng có gì để đầu tư.
Trung Quốc không có thị trường trái phiếu nội địa. So về quy mô, Trung Quốc có một thị trường lợi nhuận cố định kém sung mãn hơn nhiều so với các nước đang phát triển lớn khác.
Một điểm nữa trong mô hình tài chính của Trung Quốc, đó là sự phổ biến của những người đi vay thuộc sở hữu nhà nước nhưng vô kỷ luật và việc tin dùng các biện pháp tín dụng vĩ mô định lượng. Điều này tạo ra tính cấp thiết phải giữ các dòng tài chính tập trung trong hệ thống ngân hàng.
Cũng chính điều này giải thích tại sao thị trường trái phiếu không phát triển nhanh hơn so với GDP trong thập niên 2000, và tại sao sau đợt bùng nổ trái phiếu doanh nghiệp trong hai năm vừa qua, Trung Quốc đang phải hạn chế vấn đề này để bảo tồn chất lượng tài sản và tỷ lệ nợ của các ngân hàng.
Nhiều người cho rằng, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc mở cửa các thị trường vốn của mình và thực hiện các cải cách để chuẩn bị cho việc đồng Nhân dân tệ có khả năng chuyển đổi, nếu không nước này sẽ tiếp tục phải tích trữ hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại tệ mỗi năm. Tuy nhiên, lập luận này cũng không có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Khi nào tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Trung Quốc vẫn cao hơn mức đầu tư nội địa, nói cách khác là khi nào Trung Quốc thặng dư tài khoản vãng lai với bên ngoài, thì nước này sẽ vẫn phải tích trữ các tài sản nước ngoài.
Có thể nói việc biến đồng Nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ toàn cầu thực sự không giải quyết được bất cứ vấn đề nào của Trung Quốc hiện nay, nhưng nó lại có thể tạo ra những vấn đề khó khăn mới. Do đó, việc đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế sẽ không sớm xảy ra. Trung Quốc có thể thành một gã khổng lồ về kinh tế nhưng vẫn là một chú lùn về tài chính./.
Đình Thư (TTXVN/Vietnam+)