Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo cho thấy các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2012 sẽ tiếp tục giữ đà phát triển.
Trong đó mức tăng trưởng kinh tế của Indonesia sẽ đứng đầu, đạt 6,5%; tiếp đến là Việt Nam (khoảng 6,3%), Philippines 4,8%, Malaysia 4,7%, Thái Lan 4,5% và Singapore 4%.
Công ty tư vấn quốc tế Côni mới đây công bố “chỉ số lòng tin về đầu tư trực tiếp toàn cầu,” cho rằng các nước châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất năm 2012.
Trong các nước ASEAN, Singapore từ vị trí thứ 24 năm 2011 vươn lên xếp thứ 7, Indonesia từ thứ 20 vươn lên thứ 9, Việt Nam đứng thứ 14, Thái Lan 16.
Năm 2011, sự phát triển các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, trong đó có các nước ASEAN, đã thể hiện nổi bật, môi trường đầu tư cũng tiếp tục được củng cố và cải thiện, thu được thành tích đáng kể.
Bước vào năm 2012, chính phủ các nước Đông Nam Á lần lượt cho biết sẽ tiếp tục kiên trì các chính sách cải cách và phát triển kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện các biện pháp thu hút và mở rộng lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bởi vậy, trong năm mới này khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục trở thành điểm đến đầu tư tương đối an toàn cho dòng vốn toàn cầu.
Năm 2011, tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á có phần giảm xuống. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn đầu tư quy mô lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp lành mạnh, đà tăng xuất khẩu không giảm cũng như thu nhập của người dân không ngừng tăng lên.
Những năm gần đây, các nước Đông Nam Á không những ra sức phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng ngành nghề trọng điểm của nước mình nhân lúc tình hình tài chính có sự chuyển biến tốt, mà còn nhấn mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính khu vực trên con đường tăng cường hợp tác, thực hiện đúng thời hạn xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Các nước ASEAN nhất trí đầu tư 60 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, khoa học - công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực, đẩy nhanh thực hiện kết nối ASEAN. Ngoài ra, các dự án hợp tác năng lượng, du lịch ASEAN đều cần nguồn vốn lớn cho xây dựng.
Có thể dự đoán những điểm sáng về xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển công nghiệp của ASEAN sẽ tiếp tục tỏa sáng trong 3-5 năm tới./.
Trong đó mức tăng trưởng kinh tế của Indonesia sẽ đứng đầu, đạt 6,5%; tiếp đến là Việt Nam (khoảng 6,3%), Philippines 4,8%, Malaysia 4,7%, Thái Lan 4,5% và Singapore 4%.
Công ty tư vấn quốc tế Côni mới đây công bố “chỉ số lòng tin về đầu tư trực tiếp toàn cầu,” cho rằng các nước châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất năm 2012.
Trong các nước ASEAN, Singapore từ vị trí thứ 24 năm 2011 vươn lên xếp thứ 7, Indonesia từ thứ 20 vươn lên thứ 9, Việt Nam đứng thứ 14, Thái Lan 16.
Năm 2011, sự phát triển các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, trong đó có các nước ASEAN, đã thể hiện nổi bật, môi trường đầu tư cũng tiếp tục được củng cố và cải thiện, thu được thành tích đáng kể.
Bước vào năm 2012, chính phủ các nước Đông Nam Á lần lượt cho biết sẽ tiếp tục kiên trì các chính sách cải cách và phát triển kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện các biện pháp thu hút và mở rộng lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bởi vậy, trong năm mới này khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục trở thành điểm đến đầu tư tương đối an toàn cho dòng vốn toàn cầu.
Năm 2011, tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á có phần giảm xuống. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn đầu tư quy mô lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp lành mạnh, đà tăng xuất khẩu không giảm cũng như thu nhập của người dân không ngừng tăng lên.
Những năm gần đây, các nước Đông Nam Á không những ra sức phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng ngành nghề trọng điểm của nước mình nhân lúc tình hình tài chính có sự chuyển biến tốt, mà còn nhấn mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính khu vực trên con đường tăng cường hợp tác, thực hiện đúng thời hạn xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Các nước ASEAN nhất trí đầu tư 60 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, khoa học - công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực, đẩy nhanh thực hiện kết nối ASEAN. Ngoài ra, các dự án hợp tác năng lượng, du lịch ASEAN đều cần nguồn vốn lớn cho xây dựng.
Có thể dự đoán những điểm sáng về xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển công nghiệp của ASEAN sẽ tiếp tục tỏa sáng trong 3-5 năm tới./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)