Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, tỉnh có trên 600 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền hơn 60 tỷ đồng.
Trong số này có 3 doanh nghiệp nợ trên 5 tỷ đồng, 7 doanh nghiệp nợ trên 1 tỷ đồng và 35 doanh nghiệp nợ trên 100 triệu đồng. Đặc biệt có 61 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội với số tiền 6,3 tỷ đồng và chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn.
Từ nhiều năm qua, việc thực hiện bảo hiểm xã hội ở Đồng Nai gặp rất nhiều khó khăn do doanh nghiệp cố tình “hoãn” việc thanh toán. Thậm chí, có những doanh nghiệp mới hoàn thành việc trả nợ bảo hiểm của người lao động, sau đó lại tiếp tục phát sinh dẫn đến những món nợ bảo hiểm dai dẳng. Sáu tháng qua, bảo hiểm xã hội Đồng Nai đã làm đơn khởi kiện 3 doanh nghiệp còn nợ bảo hiểm xã hội của người lao động và tiếp tục hoàn tất một hồ sơ nữa để kiện doanh nghiệp ra tòa.
Đối với các doanh nghiệp có chủ đã bỏ trốn, hơn một nửa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng giám đốc, giám đốc là người làm thuê, do đó việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian qua, bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở, ban, ngành và đưa ra kiến nghị: Khi thu hồi được tiền từ các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn (bằng cách thanh lý tài sản), cần ưu tiên trả bảo hiểm xã hội cho người lao động vì thực tế hàng trăm người lao động đã có nhiều kiến nghị, khiếu nại gửi đến bảo hiểm xã hội và các cấp chính quyền đòi quyền lợi của mình. Nếu công bằng cho lao động làm thuê không được đảm bảo, sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội và tình trạng khiếu kiện kéo dài gây mất an ninh trật tự.
Theo ông Phạm Minh Thành, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai có 3 nguyên nhân chính ở các đơn vị cố tình dây dưa bảo hiểm xã hội. Đó là ý thức của chủ doanh nghiệp, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, song nguyên nhân chủ yếu nhất là việc xử phạt chưa kịp thời, các chế tài chưa đủ mạnh.
Từ thực tiễn này, ông Thành đề xuất, cần có sự phối hợp giữa công an (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) và bảo hiểm xã hội để các ông chủ người nước ngoài không thể bỏ trốn khi họ còn nghĩa vụ chưa thực hiện tại Việt Nam./.
Trong số này có 3 doanh nghiệp nợ trên 5 tỷ đồng, 7 doanh nghiệp nợ trên 1 tỷ đồng và 35 doanh nghiệp nợ trên 100 triệu đồng. Đặc biệt có 61 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội với số tiền 6,3 tỷ đồng và chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn.
Từ nhiều năm qua, việc thực hiện bảo hiểm xã hội ở Đồng Nai gặp rất nhiều khó khăn do doanh nghiệp cố tình “hoãn” việc thanh toán. Thậm chí, có những doanh nghiệp mới hoàn thành việc trả nợ bảo hiểm của người lao động, sau đó lại tiếp tục phát sinh dẫn đến những món nợ bảo hiểm dai dẳng. Sáu tháng qua, bảo hiểm xã hội Đồng Nai đã làm đơn khởi kiện 3 doanh nghiệp còn nợ bảo hiểm xã hội của người lao động và tiếp tục hoàn tất một hồ sơ nữa để kiện doanh nghiệp ra tòa.
Đối với các doanh nghiệp có chủ đã bỏ trốn, hơn một nửa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng giám đốc, giám đốc là người làm thuê, do đó việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian qua, bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở, ban, ngành và đưa ra kiến nghị: Khi thu hồi được tiền từ các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn (bằng cách thanh lý tài sản), cần ưu tiên trả bảo hiểm xã hội cho người lao động vì thực tế hàng trăm người lao động đã có nhiều kiến nghị, khiếu nại gửi đến bảo hiểm xã hội và các cấp chính quyền đòi quyền lợi của mình. Nếu công bằng cho lao động làm thuê không được đảm bảo, sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội và tình trạng khiếu kiện kéo dài gây mất an ninh trật tự.
Theo ông Phạm Minh Thành, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai có 3 nguyên nhân chính ở các đơn vị cố tình dây dưa bảo hiểm xã hội. Đó là ý thức của chủ doanh nghiệp, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, song nguyên nhân chủ yếu nhất là việc xử phạt chưa kịp thời, các chế tài chưa đủ mạnh.
Từ thực tiễn này, ông Thành đề xuất, cần có sự phối hợp giữa công an (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) và bảo hiểm xã hội để các ông chủ người nước ngoài không thể bỏ trốn khi họ còn nghĩa vụ chưa thực hiện tại Việt Nam./.
Công Phong (TTXVN/Vietnam+)