Hầu hết các mỏ khai thác khoảng sản tại Đồng Nai đều có sai phạm về bảo vệ môi trường, khai thác vượt độ sâu…
Đó là khẳng định của ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai, tại buổi làm việc ngày 11/4 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai với Đoàn giám sát Quốc hội tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
Theo thống kê, trên địa bàn Đồng Nai, khoáng sản chủ yếu dùng để làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó đá xây dựng giữ vai trò chủ đạo.
Thời gian qua, tình hình khai thác khoáng sản ở Đồng Nai đã đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là hoạt động khai thác và vận chuyển đá trên địa bàn đã làm phát sinh tiếng ồn, bụi… ảnh hưởng đến môi trường, gây hư hỏng các tuyến đường dân sinh.
Kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm cho thấy các đơn vị khai thác khoáng sản vi phạm khá phổ biến các quy định như khai thác vượt độ sâu, khai thác ngoài khu vực được cấp phép, thực hiện không nghiêm túc hoạt động cải tạo phục hồi môi trường và chưa lập đề án đóng cửa mỏ theo đúng quy định.
Chất lượng môi trường tại một số mỏ, đặc biệt là hai mỏ Hóa An (thành phố Biên Hòa) và mỏ Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu) có các chỉ số quan trắc vượt từ 1,1 đến 1,6 lần (vào mùa khô).
Về khai thác cát, thời gian qua hoạt động khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai vẫn diễn ra hết sức phức tạp. “Cát tặc” hoạt động ngày càng tinh vi, được trang bị máy hút công suất lớn. Đặc biệt, các đối tượng này sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện.
Tình trạng khai thác cát lậu đã gây sạt lở nghiêm trọng một số nơi ở hai bên bờ sông Đồng Nai, sông La Ngà gây bức xúc trong dư luận.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai, từ 2004 đến nay, thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản đối với 70 trường hợp với tổng số tiền phạt gần 700 triệu đồng, truy thu hơn 5 tỷ đồng đối với bốn trường hợp khai thác khoáng sản vượt độ sâu, khai thác ra ngoài khu vực được cấp phép.
Đối với mỏ đá Hóa An, sau nhiều lần chậm trễ trong việc dừng hoạt động khai thác, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra hạn lần chót cho đơn vị này.
Theo đó, ngày 30/6 sẽ là hạn cuối cùng Công ty cổ phần đá Hóa An dừng hoạt động và tiến hành cải tạo phục hồi môi trường./.
Đó là khẳng định của ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai, tại buổi làm việc ngày 11/4 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai với Đoàn giám sát Quốc hội tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
Theo thống kê, trên địa bàn Đồng Nai, khoáng sản chủ yếu dùng để làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó đá xây dựng giữ vai trò chủ đạo.
Thời gian qua, tình hình khai thác khoáng sản ở Đồng Nai đã đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là hoạt động khai thác và vận chuyển đá trên địa bàn đã làm phát sinh tiếng ồn, bụi… ảnh hưởng đến môi trường, gây hư hỏng các tuyến đường dân sinh.
Kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm cho thấy các đơn vị khai thác khoáng sản vi phạm khá phổ biến các quy định như khai thác vượt độ sâu, khai thác ngoài khu vực được cấp phép, thực hiện không nghiêm túc hoạt động cải tạo phục hồi môi trường và chưa lập đề án đóng cửa mỏ theo đúng quy định.
Chất lượng môi trường tại một số mỏ, đặc biệt là hai mỏ Hóa An (thành phố Biên Hòa) và mỏ Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu) có các chỉ số quan trắc vượt từ 1,1 đến 1,6 lần (vào mùa khô).
Về khai thác cát, thời gian qua hoạt động khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai vẫn diễn ra hết sức phức tạp. “Cát tặc” hoạt động ngày càng tinh vi, được trang bị máy hút công suất lớn. Đặc biệt, các đối tượng này sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện.
Tình trạng khai thác cát lậu đã gây sạt lở nghiêm trọng một số nơi ở hai bên bờ sông Đồng Nai, sông La Ngà gây bức xúc trong dư luận.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai, từ 2004 đến nay, thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản đối với 70 trường hợp với tổng số tiền phạt gần 700 triệu đồng, truy thu hơn 5 tỷ đồng đối với bốn trường hợp khai thác khoáng sản vượt độ sâu, khai thác ra ngoài khu vực được cấp phép.
Đối với mỏ đá Hóa An, sau nhiều lần chậm trễ trong việc dừng hoạt động khai thác, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra hạn lần chót cho đơn vị này.
Theo đó, ngày 30/6 sẽ là hạn cuối cùng Công ty cổ phần đá Hóa An dừng hoạt động và tiến hành cải tạo phục hồi môi trường./.
Công Phong (TTXVN)