Ở Việt Nam đã có nhiều động được gọi là "kỳ quan Đệ nhất động" như động Hương Tích, Phong Nha Kẻ Bàng… Động Hua Mạ cũng là một trong những kỳ tích của tạo hóa, những “công trình kiến trúc” độc đáo với những hình ảnh hư thực từ nhũ đá, rèm đá, cột đá… tạo nên một bức tranh huyền ảo của chốn bồng lai, tiên cảnh.
Động Hua Mạ đã được khảo sát từ năm 2003-2004, đến năm 2007 đưa vào khai thác du lịch, là một điểm đến quyến rũ du khách không chỉ bởi những nhũ đá tuyệt đẹp, mà còn gắn với sự tích huyền bí.
Người xưa đặt tên và ghi nhận sự kỳ vỹ của sơn động này bằng dòng chữ cổ ngay trên vách đá bên trái “Hua Mạ kỳ quan đệ nhất động.”
Động Hua Mạ hay còn gọi là “Động Treo,” cách hồ trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể khoảng 10km về phía Nam. Đây là một hang động lớn với vẻ đẹp cuốn hút, mang trong lòng những huyền sử kỳ bí.
Hua Mạ được gọi là “Động Treo” bởi hang động này nằm ở lưng chừng núi, có độ cao so với mặt nước biển là 350m, chiều dài hơn 700m, sâu -56m. Trần động có chỗ cao tới 40-50m, động có cửa vào ở phía Đông và thông ra ở phía Nam. Cửa động trông xuống một vùng nước non xanh biếc của hồ và rừng Ba Bể cùng với con sông Lèng êm ái chảy qua.
Đi vào hang qua một cửa nhỏ, khách du lịch được chứng kiến nhiều tầng lớp hóa thạch của đá vôi hóa thạch màu trắng, thuộc đá hoa Ba Bể, dưới đáy là một bãi đá đổ khổng lồ dài chứng 164m, chiều rộng chỗ nhỏ nhất cũng 10m, chỗ rộng nhất lên đến 43m. Độ dốc của hang thoai thoải từ 15 đến 38 độ, có chỗ tạo vách cao 2-3m. Ở đây có dấu vết của thác nước. Cách cửa hang khoảng 15m, trong đống đá đổ lẫn đất sét màu xám đỏ và tro đã phát hiện các công cụ bằng sành có hoa văn của thời Lê. Bên phải cửa chính đã bị lấp kín bằng các viên đá xếp chèn lên nhau.
Việc lấp cửa động Hua Mạ vẫn còn là một bí mật và có nhiều cách lý giải khác nhau. Song theo người dân địa phương thì động Hua Mạ đã được gắn liền với một truyền thuyết dân gian… Truyện kể rằng ở khu vực “Lèo Pèn” (tiếng Tày có nghĩa là “Rừng Ma” ) nơi ma quỷ ngự trị, tại lưng núi có một sơn động lạ. Ngày ngày, cứ chiều tà, tiếng kêu hú từ phía động vọng ra khiến dân chúng trong vùng không ai dám đến gần.
Một ngày cuối năm, có một vị tướng đi tuần qua, khi đến bờ sông Lèng trời đã gần tối. Đoàn người ngựa định sang bản bên để nghỉ lại, nhưng lạ thay khi qua sông, cứ xuống đến nước ngựa lại quay đầu trở lại, hí vang như báo hiệu một điều gì đó. Cùng lúc đó từ phía “Lèo Pèn,” tiếng hú vọng ra. Thấy sự việc lạ, vị tướng cho gọi dân làng đến hỏi thì được biết tiếng kêu đó là những oan hồn của dân binh đã cùng triều đình chống giặc, thế giặc mạnh nên họ đã cố thủ trong hang. Bọn giặc không làm gì được đã bít cửa hang, do đó những oan hồn không được siêu thoát.
Hiểu rõ sự tình, quan quân liền hạ trại ngay cạnh bờ sông Lèng và mổ ngựa làm lễ tế trời đất. Lạ thay, khi lễ tế vừa xong thì tiếng oan hồn trong động cũng im dần rồi mất hẳn, nơi đó qua năm tháng đã mọc lên những khối nhũ đá rất đặc biệt, kỳ vỹ. Trầm tích thời gian tạo nên những nhũ đá mang hình bông hoa, đài sen đức Quan âm bồ tát và cảnh thầy trò Tam Tạng đi lấy kinh đứng thành hàng, mỏm đá lô nhô như một buổi thiết triều có đông đủ văn võ bá quan... Từ đó người ta gọi sơn động “Lèn Pèn” là động Hua Mạ (theo tiếng Kinh là Đầu Ngựa), để ghi nhớ một sự tích kỳ bí và huyền thoại của hang động này.
Động Hua Mạ khi mới phát hiện đã được người dân gọi là Động Trời. Đáy hang khá bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ, dễ đi và ít gió, thỉnh thoảng gặp các thềm, gờ uốn lượn như các ruộng bậc thang rất đẹp. Hàng chục cột đá to cao 10-15m sừng sững giữa hang, được “chạm trổ” hết sức tinh tế giống như các cột trụ trong các đền chùa cổ kính.
Nhũ đá, rèm đá đủ các kiểu dáng được hình thành ngay từ cửa hang cho đến cuối hang. Điều đặc biệt, chúng được bài trí một cách tự nhiên và hợp lý. Hành lang hang được chia làm nhiều phòng bởi các rèm đá, nhũ đá ngăn cách tự nhiên. Đi vào Động Trời này, khách du lịch sẽ có cảm giác như đang lạc vào động tiên vậy./.
Động Hua Mạ đã được khảo sát từ năm 2003-2004, đến năm 2007 đưa vào khai thác du lịch, là một điểm đến quyến rũ du khách không chỉ bởi những nhũ đá tuyệt đẹp, mà còn gắn với sự tích huyền bí.
Người xưa đặt tên và ghi nhận sự kỳ vỹ của sơn động này bằng dòng chữ cổ ngay trên vách đá bên trái “Hua Mạ kỳ quan đệ nhất động.”
Động Hua Mạ hay còn gọi là “Động Treo,” cách hồ trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể khoảng 10km về phía Nam. Đây là một hang động lớn với vẻ đẹp cuốn hút, mang trong lòng những huyền sử kỳ bí.
Hua Mạ được gọi là “Động Treo” bởi hang động này nằm ở lưng chừng núi, có độ cao so với mặt nước biển là 350m, chiều dài hơn 700m, sâu -56m. Trần động có chỗ cao tới 40-50m, động có cửa vào ở phía Đông và thông ra ở phía Nam. Cửa động trông xuống một vùng nước non xanh biếc của hồ và rừng Ba Bể cùng với con sông Lèng êm ái chảy qua.
Đi vào hang qua một cửa nhỏ, khách du lịch được chứng kiến nhiều tầng lớp hóa thạch của đá vôi hóa thạch màu trắng, thuộc đá hoa Ba Bể, dưới đáy là một bãi đá đổ khổng lồ dài chứng 164m, chiều rộng chỗ nhỏ nhất cũng 10m, chỗ rộng nhất lên đến 43m. Độ dốc của hang thoai thoải từ 15 đến 38 độ, có chỗ tạo vách cao 2-3m. Ở đây có dấu vết của thác nước. Cách cửa hang khoảng 15m, trong đống đá đổ lẫn đất sét màu xám đỏ và tro đã phát hiện các công cụ bằng sành có hoa văn của thời Lê. Bên phải cửa chính đã bị lấp kín bằng các viên đá xếp chèn lên nhau.
Việc lấp cửa động Hua Mạ vẫn còn là một bí mật và có nhiều cách lý giải khác nhau. Song theo người dân địa phương thì động Hua Mạ đã được gắn liền với một truyền thuyết dân gian… Truyện kể rằng ở khu vực “Lèo Pèn” (tiếng Tày có nghĩa là “Rừng Ma” ) nơi ma quỷ ngự trị, tại lưng núi có một sơn động lạ. Ngày ngày, cứ chiều tà, tiếng kêu hú từ phía động vọng ra khiến dân chúng trong vùng không ai dám đến gần.
Một ngày cuối năm, có một vị tướng đi tuần qua, khi đến bờ sông Lèng trời đã gần tối. Đoàn người ngựa định sang bản bên để nghỉ lại, nhưng lạ thay khi qua sông, cứ xuống đến nước ngựa lại quay đầu trở lại, hí vang như báo hiệu một điều gì đó. Cùng lúc đó từ phía “Lèo Pèn,” tiếng hú vọng ra. Thấy sự việc lạ, vị tướng cho gọi dân làng đến hỏi thì được biết tiếng kêu đó là những oan hồn của dân binh đã cùng triều đình chống giặc, thế giặc mạnh nên họ đã cố thủ trong hang. Bọn giặc không làm gì được đã bít cửa hang, do đó những oan hồn không được siêu thoát.
Hiểu rõ sự tình, quan quân liền hạ trại ngay cạnh bờ sông Lèng và mổ ngựa làm lễ tế trời đất. Lạ thay, khi lễ tế vừa xong thì tiếng oan hồn trong động cũng im dần rồi mất hẳn, nơi đó qua năm tháng đã mọc lên những khối nhũ đá rất đặc biệt, kỳ vỹ. Trầm tích thời gian tạo nên những nhũ đá mang hình bông hoa, đài sen đức Quan âm bồ tát và cảnh thầy trò Tam Tạng đi lấy kinh đứng thành hàng, mỏm đá lô nhô như một buổi thiết triều có đông đủ văn võ bá quan... Từ đó người ta gọi sơn động “Lèn Pèn” là động Hua Mạ (theo tiếng Kinh là Đầu Ngựa), để ghi nhớ một sự tích kỳ bí và huyền thoại của hang động này.
Động Hua Mạ khi mới phát hiện đã được người dân gọi là Động Trời. Đáy hang khá bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ, dễ đi và ít gió, thỉnh thoảng gặp các thềm, gờ uốn lượn như các ruộng bậc thang rất đẹp. Hàng chục cột đá to cao 10-15m sừng sững giữa hang, được “chạm trổ” hết sức tinh tế giống như các cột trụ trong các đền chùa cổ kính.
Nhũ đá, rèm đá đủ các kiểu dáng được hình thành ngay từ cửa hang cho đến cuối hang. Điều đặc biệt, chúng được bài trí một cách tự nhiên và hợp lý. Hành lang hang được chia làm nhiều phòng bởi các rèm đá, nhũ đá ngăn cách tự nhiên. Đi vào Động Trời này, khách du lịch sẽ có cảm giác như đang lạc vào động tiên vậy./.
Nguyễn Trình (TTXVN/Vietnam+)