Đồng euro giảm giá so với các ngoại tệ chủ chốt khác trong phiên 21/11 tại châu Á sau khi Hội nghị bộ trưởng tài chính các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) kết thúc trong thất bại.
Tại cuộc họp khẩn cấp kéo dài gần 12 tiếng đồng hồ tại Brussels (Bỉ), các bộ trưởng tài chính Eurozone đã không đạt được thỏa thuận giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho Hy Lạp để cứu nước này khỏi rơi vào cảnh phá sản.
[Eurozone chưa giải ngân khoản cho vay "cứu" Hy Lạp]
Tuy nhiên, các bộ trưởng Eurozone sẽ trở lại bàn thảo luận vào đầu tuần tới để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Chiều 21/11 tại Tokyo, đồng euro giảm xuống 1,2751 USD và 104,30 yen đổi 1 euro, so với các mức cao tương ứng 1,2820 USD và 105,07 yen trước khi có thông báo kết thúc cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Eurozone tại Brussels.
Chốt phiên 20/11 tại New York, đồng euro đổi được 1,2818 USD và 104,70 yen Nhật.
Sáng 21/11 tại Tokyo, đồng USD có lúc đã chạm mức cao nhất trong 7 tháng qua so với đồng yen, đạt 81,97 yen đổi 1 USD, trước khi giảm xuống 81,80 yen đổi 1 USD chiều cùng ngày.
Theo ông Daisuke Karakama, nhà kinh tế thị trường hàng đầu của Mizuho Corporate Bank, khi dự kiến của thị trường về khả năng Hy Lạp sẽ được "bơm tiền" sau cuộc họp ngày 20/11 tại Brussels không thành hiện thực, hậu quả tất yếu là sự thất vọng của nhà đầu tư, dẫn đến hoạt động bán ra đồng euro.
Trong phiên này, đồng USD được hỗ trợ, sau khi Nhật Bản công bố số liệu yếu kém khác của hoạt động thương mại và thống kê này làm gia tăng hy vọng về các biện pháp nới lỏng định lượng mới tại "Đất nước Mặt Trời mọc".
Theo số liệu chính thức, trong tháng 10/2012, thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã tăng gần gấp đôi lên 549 tỷ yen, do xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm sút và những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Đồng yen phải gánh chịu áp lực kể từ khi ông Shinzo Abe dự kiến sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Quan chức này nói rằng ông sẽ gây sức ép lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, yêu cầu phải không ngừng đưa ra các gói nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn sự yếu kém kéo dài của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới./.
Tại cuộc họp khẩn cấp kéo dài gần 12 tiếng đồng hồ tại Brussels (Bỉ), các bộ trưởng tài chính Eurozone đã không đạt được thỏa thuận giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho Hy Lạp để cứu nước này khỏi rơi vào cảnh phá sản.
[Eurozone chưa giải ngân khoản cho vay "cứu" Hy Lạp]
Tuy nhiên, các bộ trưởng Eurozone sẽ trở lại bàn thảo luận vào đầu tuần tới để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Chiều 21/11 tại Tokyo, đồng euro giảm xuống 1,2751 USD và 104,30 yen đổi 1 euro, so với các mức cao tương ứng 1,2820 USD và 105,07 yen trước khi có thông báo kết thúc cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Eurozone tại Brussels.
Chốt phiên 20/11 tại New York, đồng euro đổi được 1,2818 USD và 104,70 yen Nhật.
Sáng 21/11 tại Tokyo, đồng USD có lúc đã chạm mức cao nhất trong 7 tháng qua so với đồng yen, đạt 81,97 yen đổi 1 USD, trước khi giảm xuống 81,80 yen đổi 1 USD chiều cùng ngày.
Theo ông Daisuke Karakama, nhà kinh tế thị trường hàng đầu của Mizuho Corporate Bank, khi dự kiến của thị trường về khả năng Hy Lạp sẽ được "bơm tiền" sau cuộc họp ngày 20/11 tại Brussels không thành hiện thực, hậu quả tất yếu là sự thất vọng của nhà đầu tư, dẫn đến hoạt động bán ra đồng euro.
Trong phiên này, đồng USD được hỗ trợ, sau khi Nhật Bản công bố số liệu yếu kém khác của hoạt động thương mại và thống kê này làm gia tăng hy vọng về các biện pháp nới lỏng định lượng mới tại "Đất nước Mặt Trời mọc".
Theo số liệu chính thức, trong tháng 10/2012, thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã tăng gần gấp đôi lên 549 tỷ yen, do xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm sút và những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Đồng yen phải gánh chịu áp lực kể từ khi ông Shinzo Abe dự kiến sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Quan chức này nói rằng ông sẽ gây sức ép lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, yêu cầu phải không ngừng đưa ra các gói nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn sự yếu kém kéo dài của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới./.
Trang Nhung (TTXVN)