Vào lúc 21 giờ 35 ngày 31/3, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) đã đóng điện thành công đường dây 500 kV Sơn La-Hiệp Hòa.
Đây là đường dây được NPT đầu tư nhằm tiếp nhận, truyền tải công suất của Nhà máy Thủy điện Sơn La và các nhà máy thủy điện khu vực Tây Bắc hòa vào lưới Điện quốc gia.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 ( Quy hoạch điện VI) , Sơn La và các vùng phụ cận được xem là trung tâm thủy điện của các tỉnh khu vực Tây Bắc bao gồm nhà máy thủy điện Sơn La công suất 2.400 MW; nhà máy thủy điện Lai Châu công suất 1.200 MW ; nhà máy thủy điện Huội Quảng có công suất 520MW; nhà máy thủy điện Bản Chát có công suất 220MW...; Đường dây 500kV Sơn La-Hòa Bình-Nho Quan, đường dây 500kV Sơn La-Hiệp Hòa, trạm biến áp (TBA) 500kV Sơn La, TBA 500kV Hiệp Hòa có nhiệm vụ t ruyền tải công suất từ các nhà máy thuỷ điện khu vực trên và tạo mối liên kết lưới của hệ thống điện Quốc gia.
Đường dây 500kV Sơn La-Hiệp Hòa là một trong 8 dự án truyền tải điện miền Bắc mở rộng, được thiết kế 2 mạch, dài 268,9 km, với 551 vị trí. Đường dây đi qua 17 huyện thị xã của 5 tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang với tổng mức đầu tư 2.801 tỷ đồng.
Theo NPT, trong quá trình triển khai thi công công trình gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu đi qua khu vực đồi núi cao, xa đường quốc lộ, địa chất phức tạp, cá biệt có vị trí phải dùng tời để vận chuyển vật tư thi công móng, dựng cột, kéo dây. Đặc biệt, một số hộ dân trong khu vực dựng nhà tạm, gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng công trình, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư chi trả tiền đền bù vượt quá quy định của Nhà nước.
Để từng bước tháo gỡ vướng mắc, tại nhiều địa phương, lãnh đạo chính quyền các cấp đã cùng NPT, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc vào cuộc một cách quyết liệt, tăng cường vận động, thuyết phục nhân dân nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng thi công, đồng thời tuân thủ các quyết định của cấp có thẩm quyền tại địa phương . Sau khi bàn giao mặt bằng, các đơn vị xây lắp tập trung tiến hành thi công ngay.
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung những phần việc cuối cùng để đưa tổ máy số 5 nhà máy thủy điện Sơn La vào vận hành, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng thiếu hụt điện năng vào giờ cao điểm trong các tháng mùa khô năm nay./.
Đây là đường dây được NPT đầu tư nhằm tiếp nhận, truyền tải công suất của Nhà máy Thủy điện Sơn La và các nhà máy thủy điện khu vực Tây Bắc hòa vào lưới Điện quốc gia.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 ( Quy hoạch điện VI) , Sơn La và các vùng phụ cận được xem là trung tâm thủy điện của các tỉnh khu vực Tây Bắc bao gồm nhà máy thủy điện Sơn La công suất 2.400 MW; nhà máy thủy điện Lai Châu công suất 1.200 MW ; nhà máy thủy điện Huội Quảng có công suất 520MW; nhà máy thủy điện Bản Chát có công suất 220MW...; Đường dây 500kV Sơn La-Hòa Bình-Nho Quan, đường dây 500kV Sơn La-Hiệp Hòa, trạm biến áp (TBA) 500kV Sơn La, TBA 500kV Hiệp Hòa có nhiệm vụ t ruyền tải công suất từ các nhà máy thuỷ điện khu vực trên và tạo mối liên kết lưới của hệ thống điện Quốc gia.
Đường dây 500kV Sơn La-Hiệp Hòa là một trong 8 dự án truyền tải điện miền Bắc mở rộng, được thiết kế 2 mạch, dài 268,9 km, với 551 vị trí. Đường dây đi qua 17 huyện thị xã của 5 tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang với tổng mức đầu tư 2.801 tỷ đồng.
Theo NPT, trong quá trình triển khai thi công công trình gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu đi qua khu vực đồi núi cao, xa đường quốc lộ, địa chất phức tạp, cá biệt có vị trí phải dùng tời để vận chuyển vật tư thi công móng, dựng cột, kéo dây. Đặc biệt, một số hộ dân trong khu vực dựng nhà tạm, gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng công trình, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư chi trả tiền đền bù vượt quá quy định của Nhà nước.
Để từng bước tháo gỡ vướng mắc, tại nhiều địa phương, lãnh đạo chính quyền các cấp đã cùng NPT, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc vào cuộc một cách quyết liệt, tăng cường vận động, thuyết phục nhân dân nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng thi công, đồng thời tuân thủ các quyết định của cấp có thẩm quyền tại địa phương . Sau khi bàn giao mặt bằng, các đơn vị xây lắp tập trung tiến hành thi công ngay.
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung những phần việc cuối cùng để đưa tổ máy số 5 nhà máy thủy điện Sơn La vào vận hành, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng thiếu hụt điện năng vào giờ cao điểm trong các tháng mùa khô năm nay./.
Mai Phương (TTXVN)