Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho thấy, động đất cực đại có thể xảy ra trong khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 và kế cận có thể đạt cấp độ mạnh 6,0 và ở độ sâu chấn tiêu 15km.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi nghiệm thu đề án tư vấn, phản biện “Đánh giá tình hình động đất khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 và đề xuất biện pháp giảm nhẹ thiệt hại” sáng ngày 3/10.
Cấp độ động đất có thể lớn hơn thiết kế
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều (Hội Khoa học kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam), chủ nhiệm đề án, đập thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đới đứt gãy cấp II Trà My. Vì vậy, động đất xảy ra ở đây sẽ tác động trực tiếp tới vùng hồ và đập thủy điện. Hiện tượng tích nước gây động đất kích thích sẽ xảy ra dọc theo đới đứt gãy cấp II Trà My và một số đứt gãy cấp III trong phạm vi lòng hồ và lân cận.
Khi động đất mạnh xảy ra, đá granit sáng màu bị cà nát, dập vỡ mạnh dọc đới đứt gãy này sẽ tạo nên nguy cơ rất cao về tai biến trượt và sạt lở đất, có thể gây ảnh hưởng tới công trình dân sinh và hoạt động an toàn của đập cũng như gây lấp lòng hồ, chặn dòng chảy...
Các chuyên gia cho rằng, động đất cực đại có thể xảy ra trong khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 và kế cận có thể đạt cấp độ mạnh 6,0 và ở độ sâu chấn tiêu 15km.
Bên cạnh đó, đứt gãy Trà My ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hồ thủy điện Sông Tranh 2. Đây là đứt gãy đang hoạt động và vì vậy khi tích nước hồ chứa thì động đất kích thích sẽ xảy ra trong phạm vi đứt gãy này là chủ yếu. Mức độ mạnh của động đất dự báo có thể xảy ra tại trung tâm lòng hồ là 5,9 (độ sâu chấn tiêu không vượt quá 15km), tại khu vực đập chính và vùng hạ lưu là 6,1 (độ sâu chấn tiêu 15km). Ngoài ra, khả năng xảy ra động đất kích thích tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có thể đạt cấp độ mạnh tối đa 5,5-6,0.
Trước đó, theo kết quả đánh giá thông số động đất thiết kế công trình thủy điện Sông Tranh 2 của Viện Vật lý địa cầu (được trích dẫn trong báo cáo nghiên cứu khả thi) thì khu vực nhà máy và lân cận có cấu trúc địa chất phức tạp. Động đất thiết kế được lấy bằng động đất cực đại có khả năng ảnh hưởng tới công trình có cấp độ mạnh Mmax=5,5 ở độ sâu 10-15km. Động đất có khả năng phát sinh trên đứt gãy chính là Trà Bồng và Hưng Nhượng-Tà Vi, cách tuyến đập 2km...
Phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam từng khẳng định "đập Thủy điện Sông Tranh 2 đã được thiết kế cường độ kháng nén lớn bảo đảm an toàn khi có động đất tới 5,5." Như vậy, nếu tính toán của các nhà khoa học thuộc VUSTA là chính xác, thì sự nguy hiểm ở Sông Tranh đã là rất rõ ràng.
Về vấn đề này, Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều nói các con số dự báo được nhóm nghiên cứu đưa ra sau khi xem xét các nhóm phương pháp đánh giá động đất của thế giới.
Ông cũng cho hay, báo cáo trên cũng chưa đề cập tới việc tính toán ứng suất gia tăng tới lòng hồ và nguy cơ của động đất kích thích cũng như dự báo các tai biến địa động lực khác như trượt-lở đất, nứt-sụt đất và lũ quét có thể ảnh hưởng tới đập thủy điện.
Người dân ghi nhận động đất nhiều hơn số liệu đo đạc
Thực tế cho thấy, khi đập Sông Tranh được tích nước vào tháng 12/2010 và nhà máy đi vào hoạt động thì bắt đầu xuất hiện các hoạt động động đất.
“Nếu xét tổng thể qua ba đợt động đất tại Sông Tranh 2 trong thời gian qua thì xu thế rõ nét là cấp độ mạnh của động đất lớn nhất có xu hướng tăng dần,” ông Triều cho biết.
Viện dẫn một số ví dụ về vỡ đập trên thế giới, ông Triều cho rằng bên cạnh các tai biến địa chất như trượt-lở đất; nứt-sụt đất, lũ quét, động đất... thì còn có nguyên nhân từ việc thiết kế, thi công như nền móng, thấm-xói mòn, đường xả lũ không thích hợp hoặc chưa quan tâm đúng mức tới lũ gia cường...
Về động đất kích thích tại Sông Tranh 2, ông Triều nói do không có hệ thống quan trắc gần nên vị trí chấn tâm động đất xác định được là kém chính xác. Thậm chí, số lượng động đất theo cảm nhận của người dân còn cao hơn nhiều so với kết quả quan trắc được từ Viện Vật lý Địa cầu.
“Số liệu động đất quan sát được bằng máy gia tốc đặt tại mặt đập từ cuối tháng 12/2011 tới giữa tháng 4/2012, đã có 36 trận động đất tại khu vực này,” ông Triều nói.
Cũng theo chuyên gia này, động đất Sông Tranh 2 có 3 đặc điểm cơ bản: Xảy ra tại vùng mà trước đó chưa bao giờ xuất hiện động đất; Là loại động đất hồ chứa phản ứng nhanh; Có biểu hiện hoạt động dồn dập theo từng đợt, đợt sau có xu thế tăng dần về tần suất lặp lại và cấp độ mạnh.
Trong 3 đặc điểm này, có 2 đặc điểm giống với trận động đất tại Koyna (Ấn Độ) năm 1967 làm chết khoảng 200 người và bị thương 1.500 người, hơn 80% ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc không thể sử dụng được.
Các nhà khoa học cho rằng cần phải có một nghiên cứu sâu về động đất kích thích hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Vì vậy, cần thiết lập một mạng trạm địa chấn cố định xung quanh khu vực hồ. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát diễn biến hoạt động của động đất trong quá trình tích nước để có biện pháp ứng cứu.
Ngoài ra, cần có nghiên cứu về các tai biến địa chất khác có thể gây ảnh hưởng tới sự vận hành của nhà máy cũng như xây dựng hệ thống theo dõi và cảnh báo nguy cơ tai biến địa chất đến cấp hành chính thấp nhất ở khu vực có nguy cơ tai biến địa chất nguy hiểm để có biện pháp ứng phó kịp thời…/.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi nghiệm thu đề án tư vấn, phản biện “Đánh giá tình hình động đất khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 và đề xuất biện pháp giảm nhẹ thiệt hại” sáng ngày 3/10.
Cấp độ động đất có thể lớn hơn thiết kế
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều (Hội Khoa học kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam), chủ nhiệm đề án, đập thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đới đứt gãy cấp II Trà My. Vì vậy, động đất xảy ra ở đây sẽ tác động trực tiếp tới vùng hồ và đập thủy điện. Hiện tượng tích nước gây động đất kích thích sẽ xảy ra dọc theo đới đứt gãy cấp II Trà My và một số đứt gãy cấp III trong phạm vi lòng hồ và lân cận.
Khi động đất mạnh xảy ra, đá granit sáng màu bị cà nát, dập vỡ mạnh dọc đới đứt gãy này sẽ tạo nên nguy cơ rất cao về tai biến trượt và sạt lở đất, có thể gây ảnh hưởng tới công trình dân sinh và hoạt động an toàn của đập cũng như gây lấp lòng hồ, chặn dòng chảy...
Các chuyên gia cho rằng, động đất cực đại có thể xảy ra trong khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 và kế cận có thể đạt cấp độ mạnh 6,0 và ở độ sâu chấn tiêu 15km.
Bên cạnh đó, đứt gãy Trà My ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hồ thủy điện Sông Tranh 2. Đây là đứt gãy đang hoạt động và vì vậy khi tích nước hồ chứa thì động đất kích thích sẽ xảy ra trong phạm vi đứt gãy này là chủ yếu. Mức độ mạnh của động đất dự báo có thể xảy ra tại trung tâm lòng hồ là 5,9 (độ sâu chấn tiêu không vượt quá 15km), tại khu vực đập chính và vùng hạ lưu là 6,1 (độ sâu chấn tiêu 15km). Ngoài ra, khả năng xảy ra động đất kích thích tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có thể đạt cấp độ mạnh tối đa 5,5-6,0.
Trước đó, theo kết quả đánh giá thông số động đất thiết kế công trình thủy điện Sông Tranh 2 của Viện Vật lý địa cầu (được trích dẫn trong báo cáo nghiên cứu khả thi) thì khu vực nhà máy và lân cận có cấu trúc địa chất phức tạp. Động đất thiết kế được lấy bằng động đất cực đại có khả năng ảnh hưởng tới công trình có cấp độ mạnh Mmax=5,5 ở độ sâu 10-15km. Động đất có khả năng phát sinh trên đứt gãy chính là Trà Bồng và Hưng Nhượng-Tà Vi, cách tuyến đập 2km...
Phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam từng khẳng định "đập Thủy điện Sông Tranh 2 đã được thiết kế cường độ kháng nén lớn bảo đảm an toàn khi có động đất tới 5,5." Như vậy, nếu tính toán của các nhà khoa học thuộc VUSTA là chính xác, thì sự nguy hiểm ở Sông Tranh đã là rất rõ ràng.
Về vấn đề này, Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều nói các con số dự báo được nhóm nghiên cứu đưa ra sau khi xem xét các nhóm phương pháp đánh giá động đất của thế giới.
Ông cũng cho hay, báo cáo trên cũng chưa đề cập tới việc tính toán ứng suất gia tăng tới lòng hồ và nguy cơ của động đất kích thích cũng như dự báo các tai biến địa động lực khác như trượt-lở đất, nứt-sụt đất và lũ quét có thể ảnh hưởng tới đập thủy điện.
Người dân ghi nhận động đất nhiều hơn số liệu đo đạc
Thực tế cho thấy, khi đập Sông Tranh được tích nước vào tháng 12/2010 và nhà máy đi vào hoạt động thì bắt đầu xuất hiện các hoạt động động đất.
“Nếu xét tổng thể qua ba đợt động đất tại Sông Tranh 2 trong thời gian qua thì xu thế rõ nét là cấp độ mạnh của động đất lớn nhất có xu hướng tăng dần,” ông Triều cho biết.
Viện dẫn một số ví dụ về vỡ đập trên thế giới, ông Triều cho rằng bên cạnh các tai biến địa chất như trượt-lở đất; nứt-sụt đất, lũ quét, động đất... thì còn có nguyên nhân từ việc thiết kế, thi công như nền móng, thấm-xói mòn, đường xả lũ không thích hợp hoặc chưa quan tâm đúng mức tới lũ gia cường...
Về động đất kích thích tại Sông Tranh 2, ông Triều nói do không có hệ thống quan trắc gần nên vị trí chấn tâm động đất xác định được là kém chính xác. Thậm chí, số lượng động đất theo cảm nhận của người dân còn cao hơn nhiều so với kết quả quan trắc được từ Viện Vật lý Địa cầu.
“Số liệu động đất quan sát được bằng máy gia tốc đặt tại mặt đập từ cuối tháng 12/2011 tới giữa tháng 4/2012, đã có 36 trận động đất tại khu vực này,” ông Triều nói.
Cũng theo chuyên gia này, động đất Sông Tranh 2 có 3 đặc điểm cơ bản: Xảy ra tại vùng mà trước đó chưa bao giờ xuất hiện động đất; Là loại động đất hồ chứa phản ứng nhanh; Có biểu hiện hoạt động dồn dập theo từng đợt, đợt sau có xu thế tăng dần về tần suất lặp lại và cấp độ mạnh.
Trong 3 đặc điểm này, có 2 đặc điểm giống với trận động đất tại Koyna (Ấn Độ) năm 1967 làm chết khoảng 200 người và bị thương 1.500 người, hơn 80% ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc không thể sử dụng được.
Các nhà khoa học cho rằng cần phải có một nghiên cứu sâu về động đất kích thích hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Vì vậy, cần thiết lập một mạng trạm địa chấn cố định xung quanh khu vực hồ. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát diễn biến hoạt động của động đất trong quá trình tích nước để có biện pháp ứng cứu.
Ngoài ra, cần có nghiên cứu về các tai biến địa chất khác có thể gây ảnh hưởng tới sự vận hành của nhà máy cũng như xây dựng hệ thống theo dõi và cảnh báo nguy cơ tai biến địa chất đến cấp hành chính thấp nhất ở khu vực có nguy cơ tai biến địa chất nguy hiểm để có biện pháp ứng phó kịp thời…/.
Trung Hiền (Vietnam+)