Đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La rộn ràng vui Xuân đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, giáo dục hướng về cội nguồn.
Tại tỉnh Sơn La, dân tộc Mông thường sinh sống ở các xã vùng núi cao của 12 huyện, thành phố. Trong ảnh là những phụ nữ dân tộc Mông ở xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên, xúng xính váy áo, vui Xuân đón Tết. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Chị em phụ nữ người Mông tụ tập nói chuyện, cùng chụp ảnh trong ngày Xuân vùng cao. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Theo phong tục, đồng bào dân tộc Mông đón Tết cổ truyền (gọi là Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Đồng bào dân tộc Mông ở xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên cùng tham gia thi giã bánh dày trong ngày Tết cổ truyền (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Thi làm bánh dày trong ngày Tết cổ truyền là hoạt động truyền thống của người Mông ở xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên, thu hút rất đông người tham gia. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Các đồng bào người Mông ở xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên cùng giã bánh dày đón Tết. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Cùng với làm bánh dày, thi kéo co trong ngày Tết cổ truyền cũng là một hoạt động truyền thống thú vị của đồng bào Mông ở huyện Bắc Yên. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Một hoạt động văn nghệ đón Tết khác của đồng bào dân tộc Mông ở xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên là là múa khèn cũng được nhiều người ưa thích. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Phụ nữ dân tộc Mông xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên thi đẩy gậy trong những ngày Tết. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Các chàng trai, cô gái dân tộc Mông ở xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên còn chơi ném Pao trong ngày Tết cổ truyền. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Cán bộ công an xã cùng vui Xuân đón Tết, tham gia chơi ném Pao với các đồng bào Mông ở xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục