Ngày 7/7 (tức ngày 30/3 Chăm lịch), đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận bắt đầu đón Tết Ramưwan. Đây là tết cổ truyền quan trọng nhất và mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo (Bà ni) sống trên địa bàn tỉnh, kéo dài một tháng với nhiều hoạt động.
Tết Ramưwan là dịp để con cháu, những người còn sống nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, người người được an lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày này dù làm gì, ở đâu và bận rộn mấy đi chăng nữa thì những người Chăm Bàni vẫn dành thời gian về quê, quây quần cùng gia đình và người thân.
Lễ tảo mộ là phần quan trọng và mở đầu cho Tết Ramưwan. Ngay từ sáng sớm 7/7, tất cả các tộc họ ở các làng Chăm Bàni đều sắm sửa đồ cúng đi tảo mộ tại nghĩa địa người Chăm. Sau lễ tảo mộ là lễ cúng tại gia mời ông bà, tổ tiên về với con cháu và tháng chay niệm của các tu sỹ.
Chị Lư Nữ Đức Thuận, thôn Bình Thắng, Xã Phan Hòa (huyện Bắc Bình) cho biết Tết năm nay gia đình chị rất phấn khởi vì mùa màng thắng lợi, thu nhập cải thiện nên có tiền để sắm sửa vui tết. Gia đình chị sẽ cúng tổ tiên và vui chơi trong 3 ngày, sau đó cả nhà sẽ đi chùa để cúng bái.
Tết cổ truyền của đồng bào Chăm Hồi giáo ở Bình Thuận ngày nay không chỉ gói gọn trong từng gia đình, họ tộc mà còn có sự tham gia của khách tham quan du lịch và nhiều nhà nghiên cứu, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh.
Để đồng bào đón Tết Ramưwan năm 2013 lành mạnh, tiết kiệm, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có công văn chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đảm bảo cung cấp đủ điện, nước sinh hoạt cho bà con; thăm, chúc tết các Chùa, chức sắc tôn giáo, các đối tượng chính sách; tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ các thôn, xã vùng đồng bào Chăm Hồi giáo sinh sống.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động bà con phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vui Tết nhưng không quên nhiệm vụ phát triển sản xuất, ổn định đời sống về mọi mặt.
Bình Thuận là địa phương tập trung nhiều đồng bào Chăm sinh sống, với hơn 41.000 người, theo hai tôn giáo là Bàlamôn và Hồi giáo (Bàni); trong đó, có hơn 15.000 người theo Hồi giáo (Bàni), phân bố ở 1 xã thuần và 6 thôn xen ghép./.
Tết Ramưwan là dịp để con cháu, những người còn sống nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, người người được an lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày này dù làm gì, ở đâu và bận rộn mấy đi chăng nữa thì những người Chăm Bàni vẫn dành thời gian về quê, quây quần cùng gia đình và người thân.
Lễ tảo mộ là phần quan trọng và mở đầu cho Tết Ramưwan. Ngay từ sáng sớm 7/7, tất cả các tộc họ ở các làng Chăm Bàni đều sắm sửa đồ cúng đi tảo mộ tại nghĩa địa người Chăm. Sau lễ tảo mộ là lễ cúng tại gia mời ông bà, tổ tiên về với con cháu và tháng chay niệm của các tu sỹ.
Chị Lư Nữ Đức Thuận, thôn Bình Thắng, Xã Phan Hòa (huyện Bắc Bình) cho biết Tết năm nay gia đình chị rất phấn khởi vì mùa màng thắng lợi, thu nhập cải thiện nên có tiền để sắm sửa vui tết. Gia đình chị sẽ cúng tổ tiên và vui chơi trong 3 ngày, sau đó cả nhà sẽ đi chùa để cúng bái.
Tết cổ truyền của đồng bào Chăm Hồi giáo ở Bình Thuận ngày nay không chỉ gói gọn trong từng gia đình, họ tộc mà còn có sự tham gia của khách tham quan du lịch và nhiều nhà nghiên cứu, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh.
Để đồng bào đón Tết Ramưwan năm 2013 lành mạnh, tiết kiệm, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có công văn chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đảm bảo cung cấp đủ điện, nước sinh hoạt cho bà con; thăm, chúc tết các Chùa, chức sắc tôn giáo, các đối tượng chính sách; tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ các thôn, xã vùng đồng bào Chăm Hồi giáo sinh sống.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động bà con phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vui Tết nhưng không quên nhiệm vụ phát triển sản xuất, ổn định đời sống về mọi mặt.
Bình Thuận là địa phương tập trung nhiều đồng bào Chăm sinh sống, với hơn 41.000 người, theo hai tôn giáo là Bàlamôn và Hồi giáo (Bàni); trong đó, có hơn 15.000 người theo Hồi giáo (Bàni), phân bố ở 1 xã thuần và 6 thôn xen ghép./.
Hồng Hiếu (TTXVN)