Lễ hội Katê năm 2011 của đồng bào Chăm theo đạo Bà Lamôn tại Ninh Thuận sẽ chính thức diễn ra tại các đền tháp vào ngày 27/9.
Năm nay, lễ hội thêm không khí phấn khởi vì hầu hết bà con được mùa lúa, hoa màu.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội chợ thương mại-du lịch-làng nghề gắn với Lễ hội Katê năm 2011, với khoảng 300 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các loại sản phẩm của các doanh nghiệp, làng nghề; giới thiệu các món ăn đặc sản của địa phương.
Bên cạnh đó, các hoạt động như trò chơi thiếu nhi, thi sáng tạo sản phẩm làng nghề, hội thảo, mô hình liên doanh, liên kết, tọa đàm về kinh nghiệm sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại, tập huấn chuyên đề về làng nghề; biểu diễn sản xuất sản phẩm làng nghề... sẽ diễn ra. Đây là cơ hội để thu hút các doanh nghiệp, các làng nghề, các nhà đầu tư và du khách đến với Ninh Thuận, đến với lễ hội Katê, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm.
Đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận hiện có gần 68.000 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh, trong đó có hơn 41.000 người Chăm theo đạo Bàlamôn, sống tập trung ở vùng đồng bằng, xen kẽ với các dân tộc anh em ở 27 thôn-làng thuộc 12 xã của 7 huyện, thành phố trong tỉnh.
Hầu hết, bà con dân tộc Chăm sống bằng nghề trồng lúa. Một số làng làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làm gốm; trồng, kinh doanh thuốc nam và buôn bán nhỏ...
Trong quá trình phát triển phát triển, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư hằng trăm tỷ đồng xây dựng nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, trạm bơm, hồ chứa nước; hệ thống giao thông nông thôn; điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Các trạm y tế, trường học phủ kín tại 27/27 thôn người Chăm.
Tỉnh cũng đã thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án; triển khai nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc Chăm; chú trọng triển khai các đề tài nghiên cứu về lễ lễ hội, văn hóa, nghệ thuật, biên soạn sách, dạy và học chữ Chăm.../.
Năm nay, lễ hội thêm không khí phấn khởi vì hầu hết bà con được mùa lúa, hoa màu.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội chợ thương mại-du lịch-làng nghề gắn với Lễ hội Katê năm 2011, với khoảng 300 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các loại sản phẩm của các doanh nghiệp, làng nghề; giới thiệu các món ăn đặc sản của địa phương.
Bên cạnh đó, các hoạt động như trò chơi thiếu nhi, thi sáng tạo sản phẩm làng nghề, hội thảo, mô hình liên doanh, liên kết, tọa đàm về kinh nghiệm sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại, tập huấn chuyên đề về làng nghề; biểu diễn sản xuất sản phẩm làng nghề... sẽ diễn ra. Đây là cơ hội để thu hút các doanh nghiệp, các làng nghề, các nhà đầu tư và du khách đến với Ninh Thuận, đến với lễ hội Katê, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm.
Đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận hiện có gần 68.000 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh, trong đó có hơn 41.000 người Chăm theo đạo Bàlamôn, sống tập trung ở vùng đồng bằng, xen kẽ với các dân tộc anh em ở 27 thôn-làng thuộc 12 xã của 7 huyện, thành phố trong tỉnh.
Hầu hết, bà con dân tộc Chăm sống bằng nghề trồng lúa. Một số làng làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làm gốm; trồng, kinh doanh thuốc nam và buôn bán nhỏ...
Trong quá trình phát triển phát triển, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư hằng trăm tỷ đồng xây dựng nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, trạm bơm, hồ chứa nước; hệ thống giao thông nông thôn; điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Các trạm y tế, trường học phủ kín tại 27/27 thôn người Chăm.
Tỉnh cũng đã thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án; triển khai nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc Chăm; chú trọng triển khai các đề tài nghiên cứu về lễ lễ hội, văn hóa, nghệ thuật, biên soạn sách, dạy và học chữ Chăm.../.
Nguyễn Đức Ánh (TTXVN/Vietnam+)