Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, toàn vùng vừa xuất 43.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo đã xuất từ đầu năm đến nay đạt 290.000 tấn, trị giá 165,6 triệu USD.
Năm nay, các tỉnh có kế hoạch xuất trên 6 triệu tấn gạo. Để hoàn thành chỉ tiêu này, các tỉnh đề ra kế hoạch chi tiết chăm sóc tốt các vụ lúa đông xuân, hè thu, thu đông và vụ mùa trong năm 2012. Các tỉnh tổ chức mạng lưới thu gom, tiêu thụ vận hành tốt, nâng cấp kho bãi phù hợp với điều kiện sản xuất và vận chuyển ở khu vực có đặc điểm trồng lúa phân tán và manh mún.
Các tỉnh mở rộng mô hình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGAP trên quy mô lớn để tạo ra ưu thế cạnh tranh mới cho hạt gạo Việt Nam.
Thực tế cho thấy trong mấy năm qua, việc thử nghiệm sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP ở một số tỉnh như An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, đã đem lại hiệu quả rất tốt. Những mô hình này là hạt nhân xây dựng thành những vùng nguyên liệu lớn, với 1-2 giống lúa chất lượng cao, có đầu ra tốt và phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương.
Các tỉnh khắc phục hạn chế năng lực về vốn, khả năng bảo quản yếu trong việc trữ gạo. Các doanh nghiệp mở rộng thiết lập vùng nguyên liệu, mở rộng liên kết với người sản xuất, nhà khoa học và các doanh nghiệp khác để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh, quan tâm đến những mục tiêu kinh doanh dài hạn bằng cách từng bước chuyển từ phương thức kinh doanh truyền thống (theo kiểu thu mua, chế biến, phân loại rồi xuất khẩu) sang hình thức đầu tư kinh doanh xuất khẩu; phối hợp với địa phương và nông dân để sản xuất lúa chất lượng cao, chủ động đầu ra và bán với giá cao hơn; chú trọng hơn nữa đến công tác thông tin và dự báo thị trường để chủ động về sản xuất, kinh doanh, trong đó làm tốt hai khâu là chất lượng và thương hiệu./ .
Năm nay, các tỉnh có kế hoạch xuất trên 6 triệu tấn gạo. Để hoàn thành chỉ tiêu này, các tỉnh đề ra kế hoạch chi tiết chăm sóc tốt các vụ lúa đông xuân, hè thu, thu đông và vụ mùa trong năm 2012. Các tỉnh tổ chức mạng lưới thu gom, tiêu thụ vận hành tốt, nâng cấp kho bãi phù hợp với điều kiện sản xuất và vận chuyển ở khu vực có đặc điểm trồng lúa phân tán và manh mún.
Các tỉnh mở rộng mô hình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGAP trên quy mô lớn để tạo ra ưu thế cạnh tranh mới cho hạt gạo Việt Nam.
Thực tế cho thấy trong mấy năm qua, việc thử nghiệm sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP ở một số tỉnh như An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, đã đem lại hiệu quả rất tốt. Những mô hình này là hạt nhân xây dựng thành những vùng nguyên liệu lớn, với 1-2 giống lúa chất lượng cao, có đầu ra tốt và phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương.
Các tỉnh khắc phục hạn chế năng lực về vốn, khả năng bảo quản yếu trong việc trữ gạo. Các doanh nghiệp mở rộng thiết lập vùng nguyên liệu, mở rộng liên kết với người sản xuất, nhà khoa học và các doanh nghiệp khác để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh, quan tâm đến những mục tiêu kinh doanh dài hạn bằng cách từng bước chuyển từ phương thức kinh doanh truyền thống (theo kiểu thu mua, chế biến, phân loại rồi xuất khẩu) sang hình thức đầu tư kinh doanh xuất khẩu; phối hợp với địa phương và nông dân để sản xuất lúa chất lượng cao, chủ động đầu ra và bán với giá cao hơn; chú trọng hơn nữa đến công tác thông tin và dự báo thị trường để chủ động về sản xuất, kinh doanh, trong đó làm tốt hai khâu là chất lượng và thương hiệu./ .
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)