Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, hiện các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, nhiều khu công nghiệp, nhà máy chế biến thủy sản lớn, cơ sở chăn nuôi lớn… tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện bước đầu xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước bằng các biện pháp hóa học và vật lý.
Trong số các biện pháp hóa học và vật lý được ở Đồng bằng sông Cửu Long, phổ biến nhất là phương pháp lọc (tách hạt rắn từ dòng lưu chất như khí, lỏng hay kem nhão) qua môi trường xốp; kết tủa (chuyển chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hoá học tạo tủa); oxy hóa khử (trộn chất thải với hóa chất hoặc cho chất thải tiếp xúc các dung dịch hóa chất với hóa chất thể khí.
Những biện pháp cũng được dùng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long như bay hơi (cấp nhiệt làm đặc chất thải lỏng hoặc làm cho chất thải lỏng bay hơi); đóng rắn (bổ sung vật liệu vào chất thải để tạo thành khối rắn nhằm giảm tính lưu động của chất thải nguy hại trong môi trường, dễ vận chuyển); sử dụng lò đốt thùng quay (nhiệt độ cao) xử lý các loại chất thải rắn, cặn, bùn, lỏng.
Riêng đối với nuôi thủy sản, các tỉnh phối hợp quy hoạch phát triển các vùng nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng khu vực, địa phương và thực hiện các biện pháp giảm thiếu, tiến tới ngăn chặn phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi; đầu tư xây dựng nhanh hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt,mặn, lợ.
Bên cạnh đó, các tỉnh cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; tịch cực vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nuớc. Từ nay, các tỉnh chỉ tiếp nhận các dự án thân thiện với môi trường.
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ và Cơ sở 2 Đại học Thủy lợi, tổng số chất thải rắn hàng năm của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3,7 triệu tấn. Phần lớn trong số đó chưa được thu gom và xử lý khoa học, mà trực tiếp hoặc gián tiếp thải xuống sông rạch.
Trong số rác thải đó, có 2,3 triệu tấn rác thải sinh hoạt (kể cả phân súc vật và gia cầm); 1,4 triệu tấn rác công nghiệp, dịch vụ và 40.000 tấn rác thải bệnh viện. Riêng lượng chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500 tấn/ngày đêm, chất thải lỏng (kể cả nước rửa chuồng trại) khoảng 40 000 m3/ngày đêm.
Ước tính lượng chất thải do súc vật và gia cầm thải ra toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm BOD 5 là 432,9 tấn/ngày đêm; COD là 1.643,8 tấn/ngày đêm; tổng số N là 86,8 tấn/ngày đêm; tổng số P là 40,5 tấn /ngày đêm.
Tập quán sinh hoạt, chủ yếu là thải trực tiếp các chất thải (từ người, gia súc và gia cầm) vào nguồn nước của cư dân cũng làm cho nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long có độ nhiễm vi sinh cao với nồng độ Coliform trung bình khoảng 300.000 - 1.500.000 con/100ml. Các bè cá nuôi trên sông với lượng chất thải trên 3 triệu tấn/năm là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể.
Sự phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đã gây ô nhiễm với qui mô ngày càng lớn. Lượng cá tôm nuôi càng lớn, chất thải càng nhiều. Nước thải, bùn chứa phân của các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rửa, chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như hóa chất, vôi, chất khoáng, khí hữu cơ, khí vô cơ H2S, NH3... từ nơi nuôi xả ra sông rạch càng gây ô nhiễm cao.
Nghiêm trọng hơn là việc nuôi với kỹ thuật cao, mật độ lớn như nuôi theo hình thức thâm canh, công nghiệp thì nguồn thải ra càng lớn.
Qua kiểm tra mẫu nước ở nhiều nơi cho thấy hầu hết các ao nuôi cá, tôm đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD, Nitơ, Phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tác động bất lợi đến hệ sinh thái./.
Trong số các biện pháp hóa học và vật lý được ở Đồng bằng sông Cửu Long, phổ biến nhất là phương pháp lọc (tách hạt rắn từ dòng lưu chất như khí, lỏng hay kem nhão) qua môi trường xốp; kết tủa (chuyển chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hoá học tạo tủa); oxy hóa khử (trộn chất thải với hóa chất hoặc cho chất thải tiếp xúc các dung dịch hóa chất với hóa chất thể khí.
Những biện pháp cũng được dùng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long như bay hơi (cấp nhiệt làm đặc chất thải lỏng hoặc làm cho chất thải lỏng bay hơi); đóng rắn (bổ sung vật liệu vào chất thải để tạo thành khối rắn nhằm giảm tính lưu động của chất thải nguy hại trong môi trường, dễ vận chuyển); sử dụng lò đốt thùng quay (nhiệt độ cao) xử lý các loại chất thải rắn, cặn, bùn, lỏng.
Riêng đối với nuôi thủy sản, các tỉnh phối hợp quy hoạch phát triển các vùng nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng khu vực, địa phương và thực hiện các biện pháp giảm thiếu, tiến tới ngăn chặn phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi; đầu tư xây dựng nhanh hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt,mặn, lợ.
Bên cạnh đó, các tỉnh cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; tịch cực vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nuớc. Từ nay, các tỉnh chỉ tiếp nhận các dự án thân thiện với môi trường.
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ và Cơ sở 2 Đại học Thủy lợi, tổng số chất thải rắn hàng năm của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3,7 triệu tấn. Phần lớn trong số đó chưa được thu gom và xử lý khoa học, mà trực tiếp hoặc gián tiếp thải xuống sông rạch.
Trong số rác thải đó, có 2,3 triệu tấn rác thải sinh hoạt (kể cả phân súc vật và gia cầm); 1,4 triệu tấn rác công nghiệp, dịch vụ và 40.000 tấn rác thải bệnh viện. Riêng lượng chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500 tấn/ngày đêm, chất thải lỏng (kể cả nước rửa chuồng trại) khoảng 40 000 m3/ngày đêm.
Ước tính lượng chất thải do súc vật và gia cầm thải ra toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm BOD 5 là 432,9 tấn/ngày đêm; COD là 1.643,8 tấn/ngày đêm; tổng số N là 86,8 tấn/ngày đêm; tổng số P là 40,5 tấn /ngày đêm.
Tập quán sinh hoạt, chủ yếu là thải trực tiếp các chất thải (từ người, gia súc và gia cầm) vào nguồn nước của cư dân cũng làm cho nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long có độ nhiễm vi sinh cao với nồng độ Coliform trung bình khoảng 300.000 - 1.500.000 con/100ml. Các bè cá nuôi trên sông với lượng chất thải trên 3 triệu tấn/năm là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể.
Sự phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đã gây ô nhiễm với qui mô ngày càng lớn. Lượng cá tôm nuôi càng lớn, chất thải càng nhiều. Nước thải, bùn chứa phân của các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rửa, chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như hóa chất, vôi, chất khoáng, khí hữu cơ, khí vô cơ H2S, NH3... từ nơi nuôi xả ra sông rạch càng gây ô nhiễm cao.
Nghiêm trọng hơn là việc nuôi với kỹ thuật cao, mật độ lớn như nuôi theo hình thức thâm canh, công nghiệp thì nguồn thải ra càng lớn.
Qua kiểm tra mẫu nước ở nhiều nơi cho thấy hầu hết các ao nuôi cá, tôm đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD, Nitơ, Phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tác động bất lợi đến hệ sinh thái./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)