Trong phiên giao dịch 2/4, đồng USD xuống giá so với đồng yen và đồng euro, trước thông tin tiêu cực về nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, mối lo ngại về tình hình tài chính của Cộng hòa Síp và bế tắc chính trị tại Italy đang gây sức ép lên đồng euro.
Chiều cùng ngày, tại Tokyo, đồng USD giảm từ 93,27 yen trong phiên 1/4 tại New York xuống 92,71 yen. Đồng euro cũng giảm từ 119,82 yen xuống 119,21 yen.
Viện Quản lý Nguồn cung cho biết trong tháng 3/2013, chỉ số của hoạt động chế tạo tại Mỹ đứng ở mức 51,3 - thấp hơn so với dự kiến 54 của các nhà phân tích trước đó. Kết quả này đang làm dấy lên những quan ngại về đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, căng thẳng chính trị tại Italy cũng có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ. Các nhà đầu tư vẫn còn bị ám ảnh về cuộc khủng hoảng từng đẩy Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tới bên bờ vực thẳm năm 2011, tình thế bế tắc chính trị hiện nay tại Itaya đã khơi lại những lo ngại về quốc gia này.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng tại Síp một lần nữa khiến người ta tiếp tục quan ngại về sự ổn định của Eurozone.
Theo giới phân tích, hiện nay, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào các cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh (BoE) trong tuần này.
Cuộc họp kéo dài hai ngày của BoJ dự kiến bắt đầu vào ngày 3/4. Một cuộc khảo sát hôm 1/4 cho thấy lòng tin của các nhà chế tạo lớn của Nhật Bản đã được cải thiện đôi chút, song vẫn thấp hơn dự kiến ban đầu.
Các nhà phân tích cho rằng BoJ sẽ tung ra các chính sách kích thích kinh tế tại cuộc họp đầu tiên của ban lãnh đạo mới.
Ngày 2/4, tân Thống đốc BoJ, Haruhiko Kuroda, cam kết tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Song, tuyen bố của ông Kuroda vẫn "thất bại" trong việc đẩy đồng yen xuống giá.
Phiên này, đồng bạc xanh biến động trái chiều so với các đồng tiền khác tại châu Á, khi lên giá so với đồng won (Hàn Quốc), đồng baht (Thái Lan), đồng rupee (Ấn Độ), đồng peso (Philippines); song lại xuống giá so với đồng rupiah (Indonesia), đồng SGD (Singapore) và đồng TWD (Đài Loan)./.
Bên cạnh đó, mối lo ngại về tình hình tài chính của Cộng hòa Síp và bế tắc chính trị tại Italy đang gây sức ép lên đồng euro.
Chiều cùng ngày, tại Tokyo, đồng USD giảm từ 93,27 yen trong phiên 1/4 tại New York xuống 92,71 yen. Đồng euro cũng giảm từ 119,82 yen xuống 119,21 yen.
Viện Quản lý Nguồn cung cho biết trong tháng 3/2013, chỉ số của hoạt động chế tạo tại Mỹ đứng ở mức 51,3 - thấp hơn so với dự kiến 54 của các nhà phân tích trước đó. Kết quả này đang làm dấy lên những quan ngại về đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, căng thẳng chính trị tại Italy cũng có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ. Các nhà đầu tư vẫn còn bị ám ảnh về cuộc khủng hoảng từng đẩy Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tới bên bờ vực thẳm năm 2011, tình thế bế tắc chính trị hiện nay tại Itaya đã khơi lại những lo ngại về quốc gia này.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng tại Síp một lần nữa khiến người ta tiếp tục quan ngại về sự ổn định của Eurozone.
Theo giới phân tích, hiện nay, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào các cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh (BoE) trong tuần này.
Cuộc họp kéo dài hai ngày của BoJ dự kiến bắt đầu vào ngày 3/4. Một cuộc khảo sát hôm 1/4 cho thấy lòng tin của các nhà chế tạo lớn của Nhật Bản đã được cải thiện đôi chút, song vẫn thấp hơn dự kiến ban đầu.
Các nhà phân tích cho rằng BoJ sẽ tung ra các chính sách kích thích kinh tế tại cuộc họp đầu tiên của ban lãnh đạo mới.
Ngày 2/4, tân Thống đốc BoJ, Haruhiko Kuroda, cam kết tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Song, tuyen bố của ông Kuroda vẫn "thất bại" trong việc đẩy đồng yen xuống giá.
Phiên này, đồng bạc xanh biến động trái chiều so với các đồng tiền khác tại châu Á, khi lên giá so với đồng won (Hàn Quốc), đồng baht (Thái Lan), đồng rupee (Ấn Độ), đồng peso (Philippines); song lại xuống giá so với đồng rupiah (Indonesia), đồng SGD (Singapore) và đồng TWD (Đài Loan)./.
Văn Minh (Vietnam+)