Vào rạng sáng ngày 26/4 tới, những “tín đồ” thiên văn của Việt Nam có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực một phần.
Thông tin trên được anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) chia sẻ ngày 15/4.
Đây cũng là sự kiện thiên văn thứ hai trong tháng 4 mà ở Việt Nam có thể quan sát. Tuy nhiên, ở sự kiện mưa sao băng nhỏ có tên Lyrids, giới yêu thiên văn có thể thất vọng vì ánh trăng sẽ làm cản trở tầm nhìn.
[Ánh trăng sẽ cản trở quan sát mưa sao băng Lyrids]
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Tuấn Sơn cho hay hiện tượng nguyệt thực một phần sắp tới cũng rất nhỏ. Có nghĩa là chỉ có một phần rất nhỏ của mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất và chuyển sang màu đỏ thẫm, phần còn lại nằm trong vùng bóng nửa tối, nên chỉ chuyển sang màu đỏ nhạt (nguyệt thực nửa tối).
Người đứng đầu VACA cũng cho biết, khác với những lần nguyệt thực khác trong những năm gần đây được quan sát tại Việt Nam, nguyệt thực lần này diễn ra vào quá nửa đêm. Theo tính toán của NASA (đã đổi ra giờ Việt Nam), nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu vào lúc 1 giờ 03 phút, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 2 giờ 54 phút, cực đại vào lúc 3 giờ 07 phút. Nguyệt thực một phần sẽ kết thúc vào 3 giờ 21 phút và nguyệt thực nửa tối kết thúc lúc 5 giờ 11 phút.
“Vào giờ này, ánh đèn đô thị ít và không khí trong lành hơn nên nếu trời không có mây, người quan sát sẽ có cơ hội ngắm nhìn bề mặt mặt trăng rõ nét hơn,” anh Sơn nói
Hiện tượng nguyệt thực an toàn cho mắt nên người quan sát chỉ cần nhìn bằng mắt thường vào phía mặt trăng vào khung giờ nói trên và không cần bất cứ dụng cụ nào để hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu có ống nhòm, kính thiên văn nhỏ…, người quan sát có thể thấy rõ hơn./.
Thông tin trên được anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) chia sẻ ngày 15/4.
Đây cũng là sự kiện thiên văn thứ hai trong tháng 4 mà ở Việt Nam có thể quan sát. Tuy nhiên, ở sự kiện mưa sao băng nhỏ có tên Lyrids, giới yêu thiên văn có thể thất vọng vì ánh trăng sẽ làm cản trở tầm nhìn.
[Ánh trăng sẽ cản trở quan sát mưa sao băng Lyrids]
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Tuấn Sơn cho hay hiện tượng nguyệt thực một phần sắp tới cũng rất nhỏ. Có nghĩa là chỉ có một phần rất nhỏ của mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất và chuyển sang màu đỏ thẫm, phần còn lại nằm trong vùng bóng nửa tối, nên chỉ chuyển sang màu đỏ nhạt (nguyệt thực nửa tối).
Người đứng đầu VACA cũng cho biết, khác với những lần nguyệt thực khác trong những năm gần đây được quan sát tại Việt Nam, nguyệt thực lần này diễn ra vào quá nửa đêm. Theo tính toán của NASA (đã đổi ra giờ Việt Nam), nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu vào lúc 1 giờ 03 phút, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 2 giờ 54 phút, cực đại vào lúc 3 giờ 07 phút. Nguyệt thực một phần sẽ kết thúc vào 3 giờ 21 phút và nguyệt thực nửa tối kết thúc lúc 5 giờ 11 phút.
“Vào giờ này, ánh đèn đô thị ít và không khí trong lành hơn nên nếu trời không có mây, người quan sát sẽ có cơ hội ngắm nhìn bề mặt mặt trăng rõ nét hơn,” anh Sơn nói
Hiện tượng nguyệt thực an toàn cho mắt nên người quan sát chỉ cần nhìn bằng mắt thường vào phía mặt trăng vào khung giờ nói trên và không cần bất cứ dụng cụ nào để hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu có ống nhòm, kính thiên văn nhỏ…, người quan sát có thể thấy rõ hơn./.
Hồng Gấm (Vietnam+)