Sau 25 năm, FPT trở thành Công ty số một về Công nghệ Thông tin- Viễn thông của Việt Nam, được Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) xếp thứ 14 trong danh sách Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và đứng thứ 12 trong Top 200 doanh nghiệp trong nước (năm 2007). Từ năm 2010 đến nay, FPT luôn nằm ở Top 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500).
Để đánh dấu mốc đi của mình, câu slogan của FPT là: FPT - Niềm tin 1/4 thế kỷ, nhưng công bằng, niềm tin đó đã được thử thách không nhỏ và đã từng lung lay-đó là thời “lên sàn!”
[FPT: Lại việc chiếc ghế CEO và giá trị thương hiệu]
Năm 2002, FPT cổ phần hoá, và chính thức niêm yết tại HOSE vào cuối 2006. Trong cái lợi có cái hại, xông xênh tiền bạc khiến FPT chông chênh trong đường hướng, và họ lao ra các lĩnh vực đa ngành nghề khác, để rồi cùng với cơn bão tài chính quốc tế, và sự thiếu hiểu biết ở các lĩnh vực phi CNTT, FPT điêu đứng. Tụt lùi thì may mắn là chưa, nhưng giậm chân tại chỗ, và mất đi nhiều tài năng do không phù hợp môi trường kinh doanh mới.
Năm 2011, FPT đã “tỉnh giấc chiêm bao” và quay lại con đường Công nghệ Thông tin là chủ đạo, các công ty nhỏ được tái cơ cấu, hợp nhất vào ba công ty thành viên cốt lõi là FPT Sofware, FPT IS và FPT Trading, để tăng cường sức mạnh cùng với khẩu hiệu One FPT.
Đơn thương tiên phong vì thiếu… “cụ thể số”
Câu slogan của người FPT là: FPT niềm tin 1/4 thế kỷ, họ hy vọng niềm tin đã được thắp sáng cũng như gìn giữ qua bao khó khăn sẽ giúp họ vượt khó. Nhưng, thực tế là người ta không thể sống mãi được bằng niềm tin. Nhất là sau 25 năm, nhìn quanh quẩn, người đi đầu FPT đã bỏ xa các công ty CNTT khác, và dù có một vị thế được xác lập trên bản đồ CNTT thế giới thì ở Việt Nam, họ vẫn như các công ty cùng lĩnh vực khác, chịu chung thân phận “kẻ vét nồi, ngồi chiếu dưới.''
Mặc dù trong Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về công nghệ thông tin nêu rõ “bảo đảm chi tỷ lệ ngân sách nhà nước cho công nghệ thông tin tương xứng với yêu cầu phát triển, tiến tới mức tương đương với các nước có điều kiện tương đồng trong khu vực, và không ít hơn 2% chi ngân sách hàng năm...” dự kiến sẽ được phê duyệt tháng 9/2013.
[Ngân sách cho CNTT sẽ không ít hơn 2% mỗi năm]
Nhưng cũng như nhiều lần trước, tháng 9 đã qua đi mà chưa hề có tin vui cho những người làm CNTT. Họ vẫn ước ao và ghen tỵ với những ngành nghề khác với mức đầu tư chóng vánh và cụ thể.
Tỷ như, cơ chế đặc thù để xây dựng hoàn thành 4 bệnh viện trên trong thời gian sớm nhất ước tính 10.000 tỷ đồng được Thủ tướng đồng ý thông qua. Hoặc mới đây, Chính phủ đã có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Vay cho Dự án “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương, Khoản vay 2” đã ký với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Hoặc như con số khổng lồ vừa mới được Bộ Giao thông quyết định “chi” để xây dựng cầu cạn nối từ Mai Dịch tới Nam Thăng Long với chiều dài 5,4km, sẽ được khởi công vào năm 2015 và hoàn thành vào năm 2017 kinh phí là hơn 5.000 tỷ đồng.
Thế nhưng với công nghệ thông tin, không có một con số nào cho nó cho dù nhiều chuyên gia đã lên tiếng rằng, với kinh phí khủng, 1.000 tỷ đồng cho 1 km đường thì có thể xây dựng đường cho cả một vùng miền. Và một giải pháp giao thông tốt xây dựng bằng CNTT có thể giải hoàn hảo cho bài toán tắc đường/giao thông đô thị chỉ tiêu tốn khoảng 100 tỷ. Ví dụ, đưa GPS vào các xe, thống kê xem hay tắc đoạn nào, thì thống kê chính xác hơn bằng mắt người để tìm ra xử lý. Ở một ngã tư này tắc, thì trước đó vài ngã tư đã có đèn báo đi tiếp sẽ tắc để các phương tiện tránh…
Những bài học chua xót về thất thoát, tham nhũng, sai phạm trong xây dựng, quản lý yếu kém… của từng cá nhân hoặc một nhóm lợi ích lại ảnh hưởng quá lớn đến quá trình phát triển đất nước mà nếu có một công cụ công nghệ thông tin quản trị là hoàn toàn có thể tránh được. Trong một trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT IS từng thẳng thắn: Ở câu chuyện lỗ khổng lồ của Vinalines, Vinashin, nếu các đơn vị này áp dụng công nghệ thông tin (hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp) tốt thì việc lỗ có lẽ sẽ không lớn như vậy.
Cần thay đổi tư duy
Có một thực tế hiển hiện là Công nghệ Thông tin đã là một thành tố không thể thiếu trong mọi nền tảng lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Nhỏ có thể kể đến các cây ATM, chuyển tiền online, giao dịch chứng khoán.. lớn là Chính phủ/Hành chính điện tử, Y tế, giáo dục...
Tính trung bình, mỗi bệnh viện xây mới theo cơ chế đặc thù ngốn hết 250 tỷ đồng, nhưng một dự án đầu tư CNTT vào bệnh viện thì tùy theo từng mức, nhỏ vào khoảng 20 tỷ đồng,ở cấp trung bình khoảng 50 tỷ đồng, còn ở cấp đặc biệt khoảng 80 tỷ đồng bao gồm cả một hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh: phần cứng, phần mềm, mạng… Như vậy, nếu chỉ dùng xây 2 bệnh viện mới, và 500 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống CNTT cho các bệnh viện đầu ngành hiện có thì sẽ có thêm khoảng 10 bệnh viện có năng lực vượt trội, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và phù hợp với trình độ, năng lực của đội ngũ y bác sĩ hiện có.
Theo một thống kê, nếu áp dụng tốt CNTT, thì vẫn với từng đó diện tích bệnh viện, bác sĩ, thiết bị, máy móc nhưng hiệu quả tăng có thể tới 4 lần. Ví dụ, nếu trước kia chỉ khám được 1.000 người thì sau khi áp dụng công nghệ thông tin sẽ khám được tối thiểu là 1.400 người và tối đa là 4.000 người. Trong khi đó, chi phí đầu tư vào công nghệ thông tin là nhỏ hơn nhiều so với việc xây một bệnh viện khác. Chưa kể, với đặc thù y tế, bệnh viện chỉ là chỗ trú chân, còn điều quan trọng nhất là để có đội ngũ giáo sư, bác sĩ có uy tín và chất lượng để chăm sóc tốt cho bệnh nhân thì cần tối thiểu là 20 năm, còn với mô hình y tế từ xa, điều đó là có thể thực hiện tức thời.
Thế nhưng, xây dựng bệnh viện thì có thể phê duyệt luôn, còn để xây dựng một đề án CNTT cho nó thì phải làm sao thuyết phục được Bộ Y tế cho thuyết trình, có thuyết trình rồi thì đợi phê duyệt rất lâu… Tương tự, cứ nói chung chung, mà trong ngân sách nhà nước không có mục nào cho CNTT hết, trong phê duyệt các dự án nâng cấp hay xây mới cũng không có tỷ lệ nào được quy chuẩn cho Công nghệ Thông tin.
Người làm Công nghệ Thông tin từ thời manh nha mua máy tính về bán lại lấy lời cho đến đã làm nên cả một "xương sống công nghệ" cho nền kinh tế đất nước vẫn cứ kỳ cạch viết đề án, xin gặp, xin được tham gia và được "cho" bao nhiêu là nhờ sự hiểu biết về CNTT, nhờ “lòng tốt” của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính…
Một cơ chế xin-cho rất nặng nề và kéo dài. Chưa kể, câu “ không có tiền” dường như mặc định dành cho ngành mũi nhọn đi đầu này.
Khi thay đổi tư duy thì sẽ có tiền. Còn nếu cứ nghĩ sẽ đầu tư hạ tầng giáo dục, y tế, giao thông,… như cũ rồi đến khi quay sang đến CNTT bảo không có là một quan niệm sai. Cần phải nghĩ là, CNTT sẽ làm tăng ngân sách, chỉ cần đầu tư 1 đồng vào CNTT sẽ đem lại hiệu quả hơn 10 đồng cho cái khác, chưa nói đến những cái khác đó cần đầu tư rất lớn, các nhà kinh tế nhấn mạnh.
[Công nghệ thông tin: Mong được thoát cảnh vét nồi]
Trở lại một chi tiết mà tác giả bài viết vô cùng ấn tượng trong lễ kỷ niệm của FPT, Bộ trưởng Quốc phòng Myamar – một trong những khách hàng lớn và đầy tiềm năng của FPT đã phát biểu hết sức trịnh trọng bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với sự phát triển của FPT. Vị quan chức này không ngại ngần nhờ FPT giúp Myamar phát triển, xây dựng hệ thống CNTT mà ông nói là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước mình.
Có thể thấy, rất hiếm một quan chức chính phủ nào lại “nhờ” một doanh nghiệp tư nhân của quốc gia khác với thái độ cầu thị như vậy. Để biết rằng, cầu thị không phải là chỉ dành riêng cho doanh nghiệp, nó có thể ở tầm quốc gia. Và ngành Công nghệ Thông tin của chúng ta, đã có những quốc gia không hề nhỏ bé cầu thị mà tại sao chính chúng ta lại tự cản trở mình?
Để đánh dấu mốc đi của mình, câu slogan của FPT là: FPT - Niềm tin 1/4 thế kỷ, nhưng công bằng, niềm tin đó đã được thử thách không nhỏ và đã từng lung lay-đó là thời “lên sàn!”
[FPT: Lại việc chiếc ghế CEO và giá trị thương hiệu]
Năm 2002, FPT cổ phần hoá, và chính thức niêm yết tại HOSE vào cuối 2006. Trong cái lợi có cái hại, xông xênh tiền bạc khiến FPT chông chênh trong đường hướng, và họ lao ra các lĩnh vực đa ngành nghề khác, để rồi cùng với cơn bão tài chính quốc tế, và sự thiếu hiểu biết ở các lĩnh vực phi CNTT, FPT điêu đứng. Tụt lùi thì may mắn là chưa, nhưng giậm chân tại chỗ, và mất đi nhiều tài năng do không phù hợp môi trường kinh doanh mới.
Năm 2011, FPT đã “tỉnh giấc chiêm bao” và quay lại con đường Công nghệ Thông tin là chủ đạo, các công ty nhỏ được tái cơ cấu, hợp nhất vào ba công ty thành viên cốt lõi là FPT Sofware, FPT IS và FPT Trading, để tăng cường sức mạnh cùng với khẩu hiệu One FPT.
Đơn thương tiên phong vì thiếu… “cụ thể số”
Câu slogan của người FPT là: FPT niềm tin 1/4 thế kỷ, họ hy vọng niềm tin đã được thắp sáng cũng như gìn giữ qua bao khó khăn sẽ giúp họ vượt khó. Nhưng, thực tế là người ta không thể sống mãi được bằng niềm tin. Nhất là sau 25 năm, nhìn quanh quẩn, người đi đầu FPT đã bỏ xa các công ty CNTT khác, và dù có một vị thế được xác lập trên bản đồ CNTT thế giới thì ở Việt Nam, họ vẫn như các công ty cùng lĩnh vực khác, chịu chung thân phận “kẻ vét nồi, ngồi chiếu dưới.''
Mặc dù trong Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về công nghệ thông tin nêu rõ “bảo đảm chi tỷ lệ ngân sách nhà nước cho công nghệ thông tin tương xứng với yêu cầu phát triển, tiến tới mức tương đương với các nước có điều kiện tương đồng trong khu vực, và không ít hơn 2% chi ngân sách hàng năm...” dự kiến sẽ được phê duyệt tháng 9/2013.
[Ngân sách cho CNTT sẽ không ít hơn 2% mỗi năm]
Nhưng cũng như nhiều lần trước, tháng 9 đã qua đi mà chưa hề có tin vui cho những người làm CNTT. Họ vẫn ước ao và ghen tỵ với những ngành nghề khác với mức đầu tư chóng vánh và cụ thể.
Tỷ như, cơ chế đặc thù để xây dựng hoàn thành 4 bệnh viện trên trong thời gian sớm nhất ước tính 10.000 tỷ đồng được Thủ tướng đồng ý thông qua. Hoặc mới đây, Chính phủ đã có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Vay cho Dự án “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương, Khoản vay 2” đã ký với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Hoặc như con số khổng lồ vừa mới được Bộ Giao thông quyết định “chi” để xây dựng cầu cạn nối từ Mai Dịch tới Nam Thăng Long với chiều dài 5,4km, sẽ được khởi công vào năm 2015 và hoàn thành vào năm 2017 kinh phí là hơn 5.000 tỷ đồng.
Thế nhưng với công nghệ thông tin, không có một con số nào cho nó cho dù nhiều chuyên gia đã lên tiếng rằng, với kinh phí khủng, 1.000 tỷ đồng cho 1 km đường thì có thể xây dựng đường cho cả một vùng miền. Và một giải pháp giao thông tốt xây dựng bằng CNTT có thể giải hoàn hảo cho bài toán tắc đường/giao thông đô thị chỉ tiêu tốn khoảng 100 tỷ. Ví dụ, đưa GPS vào các xe, thống kê xem hay tắc đoạn nào, thì thống kê chính xác hơn bằng mắt người để tìm ra xử lý. Ở một ngã tư này tắc, thì trước đó vài ngã tư đã có đèn báo đi tiếp sẽ tắc để các phương tiện tránh…
Những bài học chua xót về thất thoát, tham nhũng, sai phạm trong xây dựng, quản lý yếu kém… của từng cá nhân hoặc một nhóm lợi ích lại ảnh hưởng quá lớn đến quá trình phát triển đất nước mà nếu có một công cụ công nghệ thông tin quản trị là hoàn toàn có thể tránh được. Trong một trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT IS từng thẳng thắn: Ở câu chuyện lỗ khổng lồ của Vinalines, Vinashin, nếu các đơn vị này áp dụng công nghệ thông tin (hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp) tốt thì việc lỗ có lẽ sẽ không lớn như vậy.
Cần thay đổi tư duy
Có một thực tế hiển hiện là Công nghệ Thông tin đã là một thành tố không thể thiếu trong mọi nền tảng lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Nhỏ có thể kể đến các cây ATM, chuyển tiền online, giao dịch chứng khoán.. lớn là Chính phủ/Hành chính điện tử, Y tế, giáo dục...
Tính trung bình, mỗi bệnh viện xây mới theo cơ chế đặc thù ngốn hết 250 tỷ đồng, nhưng một dự án đầu tư CNTT vào bệnh viện thì tùy theo từng mức, nhỏ vào khoảng 20 tỷ đồng,ở cấp trung bình khoảng 50 tỷ đồng, còn ở cấp đặc biệt khoảng 80 tỷ đồng bao gồm cả một hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh: phần cứng, phần mềm, mạng… Như vậy, nếu chỉ dùng xây 2 bệnh viện mới, và 500 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống CNTT cho các bệnh viện đầu ngành hiện có thì sẽ có thêm khoảng 10 bệnh viện có năng lực vượt trội, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và phù hợp với trình độ, năng lực của đội ngũ y bác sĩ hiện có.
Theo một thống kê, nếu áp dụng tốt CNTT, thì vẫn với từng đó diện tích bệnh viện, bác sĩ, thiết bị, máy móc nhưng hiệu quả tăng có thể tới 4 lần. Ví dụ, nếu trước kia chỉ khám được 1.000 người thì sau khi áp dụng công nghệ thông tin sẽ khám được tối thiểu là 1.400 người và tối đa là 4.000 người. Trong khi đó, chi phí đầu tư vào công nghệ thông tin là nhỏ hơn nhiều so với việc xây một bệnh viện khác. Chưa kể, với đặc thù y tế, bệnh viện chỉ là chỗ trú chân, còn điều quan trọng nhất là để có đội ngũ giáo sư, bác sĩ có uy tín và chất lượng để chăm sóc tốt cho bệnh nhân thì cần tối thiểu là 20 năm, còn với mô hình y tế từ xa, điều đó là có thể thực hiện tức thời.
Thế nhưng, xây dựng bệnh viện thì có thể phê duyệt luôn, còn để xây dựng một đề án CNTT cho nó thì phải làm sao thuyết phục được Bộ Y tế cho thuyết trình, có thuyết trình rồi thì đợi phê duyệt rất lâu… Tương tự, cứ nói chung chung, mà trong ngân sách nhà nước không có mục nào cho CNTT hết, trong phê duyệt các dự án nâng cấp hay xây mới cũng không có tỷ lệ nào được quy chuẩn cho Công nghệ Thông tin.
Người làm Công nghệ Thông tin từ thời manh nha mua máy tính về bán lại lấy lời cho đến đã làm nên cả một "xương sống công nghệ" cho nền kinh tế đất nước vẫn cứ kỳ cạch viết đề án, xin gặp, xin được tham gia và được "cho" bao nhiêu là nhờ sự hiểu biết về CNTT, nhờ “lòng tốt” của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính…
Một cơ chế xin-cho rất nặng nề và kéo dài. Chưa kể, câu “ không có tiền” dường như mặc định dành cho ngành mũi nhọn đi đầu này.
Khi thay đổi tư duy thì sẽ có tiền. Còn nếu cứ nghĩ sẽ đầu tư hạ tầng giáo dục, y tế, giao thông,… như cũ rồi đến khi quay sang đến CNTT bảo không có là một quan niệm sai. Cần phải nghĩ là, CNTT sẽ làm tăng ngân sách, chỉ cần đầu tư 1 đồng vào CNTT sẽ đem lại hiệu quả hơn 10 đồng cho cái khác, chưa nói đến những cái khác đó cần đầu tư rất lớn, các nhà kinh tế nhấn mạnh.
[Công nghệ thông tin: Mong được thoát cảnh vét nồi]
Trở lại một chi tiết mà tác giả bài viết vô cùng ấn tượng trong lễ kỷ niệm của FPT, Bộ trưởng Quốc phòng Myamar – một trong những khách hàng lớn và đầy tiềm năng của FPT đã phát biểu hết sức trịnh trọng bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với sự phát triển của FPT. Vị quan chức này không ngại ngần nhờ FPT giúp Myamar phát triển, xây dựng hệ thống CNTT mà ông nói là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước mình.
Có thể thấy, rất hiếm một quan chức chính phủ nào lại “nhờ” một doanh nghiệp tư nhân của quốc gia khác với thái độ cầu thị như vậy. Để biết rằng, cầu thị không phải là chỉ dành riêng cho doanh nghiệp, nó có thể ở tầm quốc gia. Và ngành Công nghệ Thông tin của chúng ta, đã có những quốc gia không hề nhỏ bé cầu thị mà tại sao chính chúng ta lại tự cản trở mình?
Hàn Phi (Vietnam+)