Nằm thẫn thờ, ngó đăm đăm lên trần nhà, chị Phạm Thanh Hoài (28 tuổi) trông gầy gò như đứa trẻ lên 10. Thấy chúng tôi đến, chị quơ vội chiếc khăn che đi mảng da đầu nhăn nheo chỉ còn trơ ít tóc.
Chị nói trong tiếng nấc: “Lo tiền thuốc men, ăn ở hai vợ chồng đã quay quắt rồi, làm sao dám nghĩ đến việc ăn Tết nữa”.
Với những người bệnh như chị Hoài, một cái Tết ấm áp, giản dị trong căn nhà của mình dường như là một ước mơ quá xa xỉ.
Mong được về nhà một ngày
Căn bệnh Luput quái ác (khiến người bệnh bị rối loạn hệ miễn dịch, cơ thể tự tạo ra kháng thể làm tổn hại nhiều cơ quan trong cơ thể và đến nay vẫn chưa có cách phòng ngừa) đã khiến chị Hoài kiệt quệ như vậy. Trên khuôn mặt tái xám của chị, hai hố mắt trũng sâu khiến gương mặt trái xoan méo mó đến tội nghiệp.
Hai vợ chồng chị dắt díu nhau từ Hải Phòng lên bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chữa bệnh tính ra cũng đã hơn 1 tháng. Dù có bảo hiểm nhưng số tiền vài triệu đồng tính tới nay để chạy chữa cho chị Hoài cũng là cả một gia tài với đôi vợ chồng nghèo. Ở quê, cả hai đều là lao động tự do. Chả nói gì tới của ăn của để, chạy bữa cơm hàng ngày với anh chị cũng đã đủ chóng mặt.
Từ ngày chị đổ bệnh, anh Sơn chồng chị cũng bỏ hết công việc để lên chăm vợ. Vắt kiệt tới đồng tiền cuối cùng trong nhà, anh còn phải bán nốt chiếc tivi duy nhất của gia đình để phụ thêm tiền ăn ở, thuốc men cả tháng trời.
Từ ngày mắc bệnh, chị Hoài thành ra nửa tỉnh nửa mê, lúc nào cũng nép mình lọt thỏm trong vòng tay của anh Sơn. Nhiều hôm chị lên cơn đau, anh chỉ biết ôm chị mà nức nở khóc như đứa trẻ.
Hỏi thăm chị Hoài khi Tết sắp về, chị chẳng nói chẳng rằng, nước mắt cứ thế xô nhau ướt nhòe khuôn mặt tím tái.
“Nhà tôi thì làm gì còn Tết, nằm trong này ban ngày cũng như ban đêm, ngày Tết cũng có khác gì ngày thường. Nhiều khi muốn mặc kệ mọi thứ, chịu đau cũng được, chỉ mong được về quê một hôm nhưng cả nhà không cho,” chị Hoài giàn giụa nước mắt.
Nghe tiếng khóc của chị Hoài, nhiều bệnh nhân trong phòng cũng không kìm được nước mắt. Phần lớn những người nằm tại phòng cấp cứu, Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai, đều ở tình trạng khá nặng và không đủ điều kiện về nhà dịp Tết năm nay.
Hai mẹ con em Thịnh lặn lội từ Thái Nguyên xuống Hà Nội chữa bệnh đã hơn 2 tuần. Mẹ Thịnh đổ bệnh đúng thời gian em đang thi học kỳ tại trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên. Bố làm công nhân ở xa, Thịnh phải bỏ cả kỳ thi ở trường đưa mẹ xuống bệnh viện Bạch Mai chữa bệnh.
Căn bệnh hệ thống (một loại bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch) khiến mẹ Thịnh bị phù nề khắp người. Trên khuôn mặt gầy khắc khổ của bà, từng lớp da nứt nẻ chồng chéo lên nhau đang rỉ máu.
Giọng khàn đặc vì mấy đêm phải ngủ ngoài trời, Thịnh ngập ngừng: “Mấy ngày giáp Tết thấy mọi người đều được về nhà ăn Tết cũng tủi thân lắm, mẹ em còn yếu thế Tết này đành ở lại đây thôi”.
“Năm nay cháu được ăn Tết ở thủ đô”
Chúng tôi gặp hai mẹ con chị Yên khi chị đang nằm đọc truyện cho bé Sinh trên chiếc giường gấp ọp ẹp tại bệnh viện K2 (Hà Nội).
Hai mẹ con chị Yên vốn là người dân tộc Nùng ở vùng núi Lạng Sơn. Nhà 3 người con thì chỉ có mỗi Sinh là đứa con trai duy nhất. Từ ngày bé Sinh phải nhập viện vì căn bệnh suy giảm bạch cầu, hai vợ chồng chị đã bao lần phải nuốt nước mắt khi chứng kiến cậu con trai ngày ngày phải vật lộn với những cơn đau thắt ruột gan.
Để tiện cho việc truyền hóa hóa chất, nhiều bệnh nhân đều thuê phòng trọ để tiện nghỉ ngơi. Hai mẹ con chị Yên không có điều kiện nên đành mua lại chiếc giường gấp cũ của một bệnh nhân đã ra viện.
“Ban ngày truyền xong, hai mẹ con trải giường ra sân nằm. Đến tối, cháu vào phòng ngủ còn tôi kê giường ra hành lang. Vậy cũng đỡ được phần nào chi phí,” chị Yên cười hiền.
Ngồi nhẩm tính, chị bảo, từ hôm vào viện tới giờ, chị đã phải vay ngân hàng hơn 20 triệu đồng để có tiền trang trải cho hai mẹ con.
Thế nhưng, mấy chục triệu vay được cũng chỉ đủ cầm cự trong 2 tháng. “Hôm trước bố cháu gọi điện lên vừa nói vừa khóc rằng ở nhà không xoay đâu được tiền gửi lên nữa. Anh em quanh đấy đã mượn cả rồi, không vay thêm được. Cũng giáp Tết rồi nên chẳng ai có mà cho vay,” chị Yên mếu máo.
Chị Yên kể rằng, Tết này hai mẹ con chị sẽ không về ăn Tết vì đi lại xa xôi tốn kém quá mà Sinh thì lại rất yếu.
Chị phải “lừa” bé Sinh rằng, năm nay bé Sinh ngoan nên cả nhà sẽ ăn Tết ở thủ đô, cả bố cũng sẽ xuống dẫn Sinh đi chơi. Nghe thế, Sinh hớn hở lắm, gặp ai cũng khoe: “Năm nay cháu được ăn Tết ở thủ đô.”
Mỗi khi nghe tiếng cười lanh lảnh của Sinh, chị Yên lại không kìm được nước mắt. Trong chị chỉ đau đáu với nỗi lo, qua Tết này, chắc chị sẽ phải cho đứa lớn hiện đang học lớp 10 nghỉ học vì cả nhà đã vay mượn quá nhiều rồi. Còn đứa thứ hai, chắc chị cũng chỉ cố cho học nốt học kỳ sau.
Chị vẫn chưa dám nói chuyện này với hai đứa trẻ ở nhà. Bọn trẻ nhà chị hồi hộp mong Tết lắm, chị sợ sẽ phá hỏng ngày vui của chúng...
Chị nói trong tiếng nấc: “Lo tiền thuốc men, ăn ở hai vợ chồng đã quay quắt rồi, làm sao dám nghĩ đến việc ăn Tết nữa”.
Với những người bệnh như chị Hoài, một cái Tết ấm áp, giản dị trong căn nhà của mình dường như là một ước mơ quá xa xỉ.
Mong được về nhà một ngày
Căn bệnh Luput quái ác (khiến người bệnh bị rối loạn hệ miễn dịch, cơ thể tự tạo ra kháng thể làm tổn hại nhiều cơ quan trong cơ thể và đến nay vẫn chưa có cách phòng ngừa) đã khiến chị Hoài kiệt quệ như vậy. Trên khuôn mặt tái xám của chị, hai hố mắt trũng sâu khiến gương mặt trái xoan méo mó đến tội nghiệp.
Hai vợ chồng chị dắt díu nhau từ Hải Phòng lên bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chữa bệnh tính ra cũng đã hơn 1 tháng. Dù có bảo hiểm nhưng số tiền vài triệu đồng tính tới nay để chạy chữa cho chị Hoài cũng là cả một gia tài với đôi vợ chồng nghèo. Ở quê, cả hai đều là lao động tự do. Chả nói gì tới của ăn của để, chạy bữa cơm hàng ngày với anh chị cũng đã đủ chóng mặt.
Từ ngày chị đổ bệnh, anh Sơn chồng chị cũng bỏ hết công việc để lên chăm vợ. Vắt kiệt tới đồng tiền cuối cùng trong nhà, anh còn phải bán nốt chiếc tivi duy nhất của gia đình để phụ thêm tiền ăn ở, thuốc men cả tháng trời.
Từ ngày mắc bệnh, chị Hoài thành ra nửa tỉnh nửa mê, lúc nào cũng nép mình lọt thỏm trong vòng tay của anh Sơn. Nhiều hôm chị lên cơn đau, anh chỉ biết ôm chị mà nức nở khóc như đứa trẻ.
Hỏi thăm chị Hoài khi Tết sắp về, chị chẳng nói chẳng rằng, nước mắt cứ thế xô nhau ướt nhòe khuôn mặt tím tái.
“Nhà tôi thì làm gì còn Tết, nằm trong này ban ngày cũng như ban đêm, ngày Tết cũng có khác gì ngày thường. Nhiều khi muốn mặc kệ mọi thứ, chịu đau cũng được, chỉ mong được về quê một hôm nhưng cả nhà không cho,” chị Hoài giàn giụa nước mắt.
Nghe tiếng khóc của chị Hoài, nhiều bệnh nhân trong phòng cũng không kìm được nước mắt. Phần lớn những người nằm tại phòng cấp cứu, Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai, đều ở tình trạng khá nặng và không đủ điều kiện về nhà dịp Tết năm nay.
Hai mẹ con em Thịnh lặn lội từ Thái Nguyên xuống Hà Nội chữa bệnh đã hơn 2 tuần. Mẹ Thịnh đổ bệnh đúng thời gian em đang thi học kỳ tại trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên. Bố làm công nhân ở xa, Thịnh phải bỏ cả kỳ thi ở trường đưa mẹ xuống bệnh viện Bạch Mai chữa bệnh.
Căn bệnh hệ thống (một loại bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch) khiến mẹ Thịnh bị phù nề khắp người. Trên khuôn mặt gầy khắc khổ của bà, từng lớp da nứt nẻ chồng chéo lên nhau đang rỉ máu.
Giọng khàn đặc vì mấy đêm phải ngủ ngoài trời, Thịnh ngập ngừng: “Mấy ngày giáp Tết thấy mọi người đều được về nhà ăn Tết cũng tủi thân lắm, mẹ em còn yếu thế Tết này đành ở lại đây thôi”.
“Năm nay cháu được ăn Tết ở thủ đô”
Chúng tôi gặp hai mẹ con chị Yên khi chị đang nằm đọc truyện cho bé Sinh trên chiếc giường gấp ọp ẹp tại bệnh viện K2 (Hà Nội).
Hai mẹ con chị Yên vốn là người dân tộc Nùng ở vùng núi Lạng Sơn. Nhà 3 người con thì chỉ có mỗi Sinh là đứa con trai duy nhất. Từ ngày bé Sinh phải nhập viện vì căn bệnh suy giảm bạch cầu, hai vợ chồng chị đã bao lần phải nuốt nước mắt khi chứng kiến cậu con trai ngày ngày phải vật lộn với những cơn đau thắt ruột gan.
Để tiện cho việc truyền hóa hóa chất, nhiều bệnh nhân đều thuê phòng trọ để tiện nghỉ ngơi. Hai mẹ con chị Yên không có điều kiện nên đành mua lại chiếc giường gấp cũ của một bệnh nhân đã ra viện.
“Ban ngày truyền xong, hai mẹ con trải giường ra sân nằm. Đến tối, cháu vào phòng ngủ còn tôi kê giường ra hành lang. Vậy cũng đỡ được phần nào chi phí,” chị Yên cười hiền.
Ngồi nhẩm tính, chị bảo, từ hôm vào viện tới giờ, chị đã phải vay ngân hàng hơn 20 triệu đồng để có tiền trang trải cho hai mẹ con.
Thế nhưng, mấy chục triệu vay được cũng chỉ đủ cầm cự trong 2 tháng. “Hôm trước bố cháu gọi điện lên vừa nói vừa khóc rằng ở nhà không xoay đâu được tiền gửi lên nữa. Anh em quanh đấy đã mượn cả rồi, không vay thêm được. Cũng giáp Tết rồi nên chẳng ai có mà cho vay,” chị Yên mếu máo.
Chị Yên kể rằng, Tết này hai mẹ con chị sẽ không về ăn Tết vì đi lại xa xôi tốn kém quá mà Sinh thì lại rất yếu.
Chị phải “lừa” bé Sinh rằng, năm nay bé Sinh ngoan nên cả nhà sẽ ăn Tết ở thủ đô, cả bố cũng sẽ xuống dẫn Sinh đi chơi. Nghe thế, Sinh hớn hở lắm, gặp ai cũng khoe: “Năm nay cháu được ăn Tết ở thủ đô.”
Mỗi khi nghe tiếng cười lanh lảnh của Sinh, chị Yên lại không kìm được nước mắt. Trong chị chỉ đau đáu với nỗi lo, qua Tết này, chắc chị sẽ phải cho đứa lớn hiện đang học lớp 10 nghỉ học vì cả nhà đã vay mượn quá nhiều rồi. Còn đứa thứ hai, chắc chị cũng chỉ cố cho học nốt học kỳ sau.
Chị vẫn chưa dám nói chuyện này với hai đứa trẻ ở nhà. Bọn trẻ nhà chị hồi hộp mong Tết lắm, chị sợ sẽ phá hỏng ngày vui của chúng...
Xuân Dũng (Vietnam+)