Năm cũ đã qua đi, năm mới lại tới. Không khí của ngày xuân đã tràn ngập ở khắp các bản làng. Hòa cùng không khí đón Tết ở khắp nơi, Tết cuối năm là một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng vẫn được các thế hệ con cháu người Dao xóm Suối Thản, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) lưu giữ.
Phong tục này không chỉ chứa đựng trong nó những giá trị tâm linh sâu sắc mà còn thể hiện nét độc đáo trong sinh họat văn hóa cộng đồng. Một nét văn hóa đặc trưng ở vùng đồng bào dân tộc nói chung và của người Dao nói riêng.
Hôm nay không khí của gia đình anh Triệu Hữu Thi, ở xóm Suối Thản, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đông vui hơn hẳn.
Là một gia đình người Dao, trong những ngày đầu năm cũng như nhiều gia đình khác trong bản, năm nào cũng vậy, gia đình anh lại tổ chức ăn Tết truyền thống của dân tộc.
Ngay từ sáng sớm, cả gia đình đã phải tất bật chuẩn bị những công việc cho ngày Tết. Mỗi người một công việc, trong khi việc thịt lợn, thịt gà được cánh đàn ông, con trai làm thì ở trong bếp, chị em phụ nữ lại làm công việc đồ xôi, nhặt rau... Mọi việc đều được làm nhanh chóng để chuẩn bị mâm cúng tổ tiên và đón họ hàng, làng xóm đến chung vui. Không khí đông vui, tất bật làm cho ngày Tết càng thêm rộn rã, ấm áp hơn.
Anh Triệu Hữu Thi đang tất bật chuẩn bị những mâm cơm cúng tổ tiên, vui mừng cho biết: “Nhiều năm trở lại đây được Đảng, Nhà nước quan tâm nên cuộc sống của gia đình tôi cũng như người dân trong bản ấm no hơn, ăn Tết cũng đầy đủ hơn.”
Giống như nhiều dân tộc khác, người Dao cũng ăn Tết đầu xuân. Nhưng có điều khác biệt là Tết của người Dao thường sớm hơn nửa tháng. Theo phong tục truyền thống, Người Dao ăn Tết Nguyên đán trước ngày 30 âm lịch và phải tổ chức ăn Tết làng đầu tiên.
Đây là lễ Tết quan trọng của năm nên trong ngày đó mọi công việc đồng áng đều được gác lại, cả gia đình tập trung vào dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết.
Đến ngày Tết làng, tất cả các gia đình trong bản tập trung ở nhà trưởng bản để tổ chức cúng lễ tổ tiên, Thành Hoàng làng và các vị thần.... Đồng thời, những nhà gốc sẽ làm trước để tụ họp con cháu về cho đông vui rồi mới đến các gia đình nhỏ, cứ thế lần lượt từ gia đình này tổ chức đến gia đình khác cho đến ngày 30 Tết.
Đặc biệt, Tết của người Dao không chỉ có mọi người trong gia đình mà có cả anh em, họ hàng, làng xóm cùng đến chung vui. Bởi vậy, Tết cổ truyền của người Dao không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có tầm quan trọng trong sự nối kết cộng đồng.
Tết của người Dao, công việc quan trọng nhất là thờ cúng tổ tiên và cúng theo từng bàn thờ nhỏ. Ban thờ chính của tổ tiên (bậc cao nhất) được đặt ở góc tường thẳng cửa ra vào (cửa phụ), 3 chiếc ghế đặt cạnh ban thờ chính là bậc thấp hơn.
Trong mâm cúng ngoài rượu, thịt lợn, thịt gà, có một món ăn đặc trưng không thể thiếu đó là bánh dày. Khác với người Mường có bánh uôi, bánh ống là các loại bánh truyền thống thì người Dao thường làm bánh dày.
Khi xôi đồ chín cho vào cối rồi dùng gậy hoặc chày giã thành bánh và phải có nhiều người cùng giã khi xôi đang nóng để cho bánh mềm và nhuyễn. Bánh dày được làm từ gạo nếp dẻo không có nhân chỉ rắc vừng phía trên mặt để bánh có mùi thơm.
Sau khi mọi thứ được sắp xếp xong, các thầy mo sẽ làm lễ cúng và tùy theo gia đình sắp xếp các mâm cúng sẽ có bấy nhiêu thầy mo đến làm lễ. Việc cúng lễ được làm rất trang nghiêm theo phong tục từ xưa.
Ông Triệu Phú Quang 75 tuổi có thâm niên trên 20 năm đi mo nói: “Các mâm thờ chúng tôi đều cúng tổ tiên, nhưng theo phong tục thì mỗi mâm cúng một bậc nên từng mâm phải có một thầy cúng khác nhau. Đó là tập tục có từ xưa, các bài cúng đều thể hiện mong ước của con cháu, hy vọng ông bà, tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình sang năm mới mạnh khỏe, may mắn.”
Trong khi thầy mo cúng trên nhà, dưới bếp mọi người vẫn khẩn trương hoàn thành các công việc để chuẩn bị đón khách.
Người Dao quan niệm ngày tết cuối năm là dịp để gia đình tổng kết lại một năm lao động, làm ra bao nhiêu của cải, vật chất, báo ơn với tổ tiên. Trong ngày này, họ hàng, làng xóm sẽ đến cùng chung vui với gia đình. Nhà nào có nhiều người đến thì năm mới lại càng đuợc nhiều may mắn./.
Phong tục này không chỉ chứa đựng trong nó những giá trị tâm linh sâu sắc mà còn thể hiện nét độc đáo trong sinh họat văn hóa cộng đồng. Một nét văn hóa đặc trưng ở vùng đồng bào dân tộc nói chung và của người Dao nói riêng.
Hôm nay không khí của gia đình anh Triệu Hữu Thi, ở xóm Suối Thản, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đông vui hơn hẳn.
Là một gia đình người Dao, trong những ngày đầu năm cũng như nhiều gia đình khác trong bản, năm nào cũng vậy, gia đình anh lại tổ chức ăn Tết truyền thống của dân tộc.
Ngay từ sáng sớm, cả gia đình đã phải tất bật chuẩn bị những công việc cho ngày Tết. Mỗi người một công việc, trong khi việc thịt lợn, thịt gà được cánh đàn ông, con trai làm thì ở trong bếp, chị em phụ nữ lại làm công việc đồ xôi, nhặt rau... Mọi việc đều được làm nhanh chóng để chuẩn bị mâm cúng tổ tiên và đón họ hàng, làng xóm đến chung vui. Không khí đông vui, tất bật làm cho ngày Tết càng thêm rộn rã, ấm áp hơn.
Anh Triệu Hữu Thi đang tất bật chuẩn bị những mâm cơm cúng tổ tiên, vui mừng cho biết: “Nhiều năm trở lại đây được Đảng, Nhà nước quan tâm nên cuộc sống của gia đình tôi cũng như người dân trong bản ấm no hơn, ăn Tết cũng đầy đủ hơn.”
Giống như nhiều dân tộc khác, người Dao cũng ăn Tết đầu xuân. Nhưng có điều khác biệt là Tết của người Dao thường sớm hơn nửa tháng. Theo phong tục truyền thống, Người Dao ăn Tết Nguyên đán trước ngày 30 âm lịch và phải tổ chức ăn Tết làng đầu tiên.
Đây là lễ Tết quan trọng của năm nên trong ngày đó mọi công việc đồng áng đều được gác lại, cả gia đình tập trung vào dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết.
Đến ngày Tết làng, tất cả các gia đình trong bản tập trung ở nhà trưởng bản để tổ chức cúng lễ tổ tiên, Thành Hoàng làng và các vị thần.... Đồng thời, những nhà gốc sẽ làm trước để tụ họp con cháu về cho đông vui rồi mới đến các gia đình nhỏ, cứ thế lần lượt từ gia đình này tổ chức đến gia đình khác cho đến ngày 30 Tết.
Đặc biệt, Tết của người Dao không chỉ có mọi người trong gia đình mà có cả anh em, họ hàng, làng xóm cùng đến chung vui. Bởi vậy, Tết cổ truyền của người Dao không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có tầm quan trọng trong sự nối kết cộng đồng.
Tết của người Dao, công việc quan trọng nhất là thờ cúng tổ tiên và cúng theo từng bàn thờ nhỏ. Ban thờ chính của tổ tiên (bậc cao nhất) được đặt ở góc tường thẳng cửa ra vào (cửa phụ), 3 chiếc ghế đặt cạnh ban thờ chính là bậc thấp hơn.
Trong mâm cúng ngoài rượu, thịt lợn, thịt gà, có một món ăn đặc trưng không thể thiếu đó là bánh dày. Khác với người Mường có bánh uôi, bánh ống là các loại bánh truyền thống thì người Dao thường làm bánh dày.
Khi xôi đồ chín cho vào cối rồi dùng gậy hoặc chày giã thành bánh và phải có nhiều người cùng giã khi xôi đang nóng để cho bánh mềm và nhuyễn. Bánh dày được làm từ gạo nếp dẻo không có nhân chỉ rắc vừng phía trên mặt để bánh có mùi thơm.
Sau khi mọi thứ được sắp xếp xong, các thầy mo sẽ làm lễ cúng và tùy theo gia đình sắp xếp các mâm cúng sẽ có bấy nhiêu thầy mo đến làm lễ. Việc cúng lễ được làm rất trang nghiêm theo phong tục từ xưa.
Ông Triệu Phú Quang 75 tuổi có thâm niên trên 20 năm đi mo nói: “Các mâm thờ chúng tôi đều cúng tổ tiên, nhưng theo phong tục thì mỗi mâm cúng một bậc nên từng mâm phải có một thầy cúng khác nhau. Đó là tập tục có từ xưa, các bài cúng đều thể hiện mong ước của con cháu, hy vọng ông bà, tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình sang năm mới mạnh khỏe, may mắn.”
Trong khi thầy mo cúng trên nhà, dưới bếp mọi người vẫn khẩn trương hoàn thành các công việc để chuẩn bị đón khách.
Người Dao quan niệm ngày tết cuối năm là dịp để gia đình tổng kết lại một năm lao động, làm ra bao nhiêu của cải, vật chất, báo ơn với tổ tiên. Trong ngày này, họ hàng, làng xóm sẽ đến cùng chung vui với gia đình. Nhà nào có nhiều người đến thì năm mới lại càng đuợc nhiều may mắn./.
Vũ Hà (Vietnam+)