Đối với cán bộ chiến sỹ đóng trên các đảo tiền tiêu thuộc Vùng E Hải quân, mùa Xuân thường đến rất sớm khi những đoàn công tác từ các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long vượt sóng gió đến thăm và chúc Tết.
Dịp Tết cũng là thời điểm các chiến sỹ phải tập trung cao độ, chắc tay súng ngăn chặn những đối tượng xấu lợi dụng xâm nhập trái phép vào lãnh hải Việt Nam, để vùng biển đảo Tây Nam giàu đẹp của Tổ quốc mãi yên bình.
Như lời tâm sự của Đại tá Phó Tư lệnh Vùng E Hải quân Nguyễn Duy Tỷ: "Vì nhiệm vụ, chúng tôi dù trong thời bình vẫn luôn là người lỗi hẹn với gia đình trong những ngày Tết cổ truyền!"
Tuy chỉ nằm cách đất liền gần 15km, song khung cảnh Hòn Khoai - một trong những đảo tiền tiêu nơi vùng biển cực Nam trông thật hoang sơ bởi những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, trên đảo không có dân thường sinh sống, chỉ có lực lượng vũ trang và kiểm lâm chốt giữ nơi đây, nhưng không phải vì thế mà sắc Xuân nơi đây bớt thắm.
Tại bản doanh của Đồn Biên phòng 700 đóng sát mép nước biển, ngoài những vạt rau xanh mơn mởn còn rực rỡ các loài hoa đang khoe sắc bất chấp gió biển thổi ào ạt từng cơn.
Thượng tá Phạm Xuân Thịnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 700 khẳng định, những ngày Tết cổ truyền, đơn vị luôn duy trì trực chiến 24/24 giờ, chỉ một vài cá nhân được ưu tiên đi phép tranh thủ, quân số còn lại đều phải thực hiện nghiêm nhiệm vụ tuần tra canh gác theo đúng kế hoạch đề ra.
Về vật chất phục vụ đón Tết, ngoài tiêu chuẩn và sự hỗ trợ của các địa phương, riêng đơn vị tăng gia sản xuất được hàng tấn gà, vịt, dê, lợn, cá và rau củ các loại...
Thượng tá Thịnh hồ đã công tác tại Vùng E Hải quân 30 năm, riêng 4 năm đóng tại đảo này nhưng đã 3 lần "lỗi hẹn" không được về ăn Tết cùng vợ con ở Nghệ An. Anh Thịnh hồ hởi chia sẻ: "Chắc chắn anh em đón Tết đủ đầy hơn những năm trước. Chương trình đón Xuân mới Đồn đã mời Trạm Rađa và Trạm Kiểm lâm đóng trên đảo cùng giao lưu văn nghệ, hái hóa dân chủ, thi đấu bóng chuyền và bóng bàn."
Tọa lạc trên đỉnh núi quanh năm lộng gió, Trạm Ra đa Hòn Khoai được ví như "con mắt thần của biển cả," bởi các di biến động cách hàng chục hải lý trên biển đều được Trạm giám sát chặt chẽ.
Thượng úy Nguyễn Anh Tuấn cho biết, theo kinh nghiệm thường trực chiến đấu đã nhiều năm, vào dịp Tết cổ truyền, các đối tượng thường lợi dụng xâm nhập sâu vào vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản trái phép hoặc vận chuyển hàng lậu, khai thác gỗ, thậm chí gây ra những vụ cướp đối với ngư dân. Chính vì thế, cánh sóng Ra đa trên đỉnh núi vẫn bền bỉ hoạt động, các kíp trực luân phiên canh giữ bầu trời và biển cả nơi đây suốt đêm ngày.
Hỏi chuyện Tết với Binh nhì Chu Văn Năng quê ở huyện Quỳnh Phụ-Thái Bình vừa được điều động đến Trạm tròn hai tháng. Một thoáng buồn trong khóe mắt vụt qua như "cơn mưa bóng mây," Năng rắn rỏi trả lời: " Nhiều anh em đồng đội mấy năm liền không được vui Tết cùng gia đình, mình đón một cái Tết xa nhà lần đầu tiên trong đời cũng chẳng sao. Hơn nữa đây lại là nhiệm vụ trực chiến mà tôi được đơn vị giao phó."
Thượng tá Lê Quang Tường gần 23 năm gắn bó với biển đảo Tây Nam, thành viên đoàn công tác Vùng E Hải quân thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị đóng tại các đảo tiền tiêu.
Ngắm tác phong hòa đồng với cán bộ chiến sỹ, sâu sát đến từng chi tiết nhiệm vụ của từng đơn vị trực chiến, mấy ai hiểu được anh đang nén nỗi đau của cá nhân mình.
Tháng 6/2010, vợ của anh Tường chở mẹ chồng đi khám bệnh và cả 2 cùng mất vì tai nạn giao thông, tiếp đó lũ chồng lên lũ ở rẻo đất "gió Lào cát trắng" ở Quảng Bình quê hương anh, biến gia đình anh và nhiều bà con nơi đây thành hộ nghèo khó. Lo tang lễ xong cho mẹ và vợ, rồi dựng tạm nhà của gửi các con còn nhỏ dại cho chị vợ chăm sóc, anh lại vội lên đường để làm tròn trọng trách của người cán bộ Quân đội tại vùng biển đảo xa xôi này.
Ông Trần Hoài Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hòn Chuối tâm tình: "Thời bình mà các chú ấy vẫn phải canh giữ suốt đêm ngày cho bà con thoải mái làm ăn. Người dân địa phương ai cũng hiểu điều ấy và yêu quý bộ đội Hải quân và Biên phòng. Tết nhất càng phải nhớ, phải thăm các chú chứ, quên sao đặng!"./.
Dịp Tết cũng là thời điểm các chiến sỹ phải tập trung cao độ, chắc tay súng ngăn chặn những đối tượng xấu lợi dụng xâm nhập trái phép vào lãnh hải Việt Nam, để vùng biển đảo Tây Nam giàu đẹp của Tổ quốc mãi yên bình.
Như lời tâm sự của Đại tá Phó Tư lệnh Vùng E Hải quân Nguyễn Duy Tỷ: "Vì nhiệm vụ, chúng tôi dù trong thời bình vẫn luôn là người lỗi hẹn với gia đình trong những ngày Tết cổ truyền!"
Tuy chỉ nằm cách đất liền gần 15km, song khung cảnh Hòn Khoai - một trong những đảo tiền tiêu nơi vùng biển cực Nam trông thật hoang sơ bởi những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, trên đảo không có dân thường sinh sống, chỉ có lực lượng vũ trang và kiểm lâm chốt giữ nơi đây, nhưng không phải vì thế mà sắc Xuân nơi đây bớt thắm.
Tại bản doanh của Đồn Biên phòng 700 đóng sát mép nước biển, ngoài những vạt rau xanh mơn mởn còn rực rỡ các loài hoa đang khoe sắc bất chấp gió biển thổi ào ạt từng cơn.
Thượng tá Phạm Xuân Thịnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 700 khẳng định, những ngày Tết cổ truyền, đơn vị luôn duy trì trực chiến 24/24 giờ, chỉ một vài cá nhân được ưu tiên đi phép tranh thủ, quân số còn lại đều phải thực hiện nghiêm nhiệm vụ tuần tra canh gác theo đúng kế hoạch đề ra.
Về vật chất phục vụ đón Tết, ngoài tiêu chuẩn và sự hỗ trợ của các địa phương, riêng đơn vị tăng gia sản xuất được hàng tấn gà, vịt, dê, lợn, cá và rau củ các loại...
Thượng tá Thịnh hồ đã công tác tại Vùng E Hải quân 30 năm, riêng 4 năm đóng tại đảo này nhưng đã 3 lần "lỗi hẹn" không được về ăn Tết cùng vợ con ở Nghệ An. Anh Thịnh hồ hởi chia sẻ: "Chắc chắn anh em đón Tết đủ đầy hơn những năm trước. Chương trình đón Xuân mới Đồn đã mời Trạm Rađa và Trạm Kiểm lâm đóng trên đảo cùng giao lưu văn nghệ, hái hóa dân chủ, thi đấu bóng chuyền và bóng bàn."
Tọa lạc trên đỉnh núi quanh năm lộng gió, Trạm Ra đa Hòn Khoai được ví như "con mắt thần của biển cả," bởi các di biến động cách hàng chục hải lý trên biển đều được Trạm giám sát chặt chẽ.
Thượng úy Nguyễn Anh Tuấn cho biết, theo kinh nghiệm thường trực chiến đấu đã nhiều năm, vào dịp Tết cổ truyền, các đối tượng thường lợi dụng xâm nhập sâu vào vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản trái phép hoặc vận chuyển hàng lậu, khai thác gỗ, thậm chí gây ra những vụ cướp đối với ngư dân. Chính vì thế, cánh sóng Ra đa trên đỉnh núi vẫn bền bỉ hoạt động, các kíp trực luân phiên canh giữ bầu trời và biển cả nơi đây suốt đêm ngày.
Hỏi chuyện Tết với Binh nhì Chu Văn Năng quê ở huyện Quỳnh Phụ-Thái Bình vừa được điều động đến Trạm tròn hai tháng. Một thoáng buồn trong khóe mắt vụt qua như "cơn mưa bóng mây," Năng rắn rỏi trả lời: " Nhiều anh em đồng đội mấy năm liền không được vui Tết cùng gia đình, mình đón một cái Tết xa nhà lần đầu tiên trong đời cũng chẳng sao. Hơn nữa đây lại là nhiệm vụ trực chiến mà tôi được đơn vị giao phó."
Thượng tá Lê Quang Tường gần 23 năm gắn bó với biển đảo Tây Nam, thành viên đoàn công tác Vùng E Hải quân thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị đóng tại các đảo tiền tiêu.
Ngắm tác phong hòa đồng với cán bộ chiến sỹ, sâu sát đến từng chi tiết nhiệm vụ của từng đơn vị trực chiến, mấy ai hiểu được anh đang nén nỗi đau của cá nhân mình.
Tháng 6/2010, vợ của anh Tường chở mẹ chồng đi khám bệnh và cả 2 cùng mất vì tai nạn giao thông, tiếp đó lũ chồng lên lũ ở rẻo đất "gió Lào cát trắng" ở Quảng Bình quê hương anh, biến gia đình anh và nhiều bà con nơi đây thành hộ nghèo khó. Lo tang lễ xong cho mẹ và vợ, rồi dựng tạm nhà của gửi các con còn nhỏ dại cho chị vợ chăm sóc, anh lại vội lên đường để làm tròn trọng trách của người cán bộ Quân đội tại vùng biển đảo xa xôi này.
Ông Trần Hoài Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hòn Chuối tâm tình: "Thời bình mà các chú ấy vẫn phải canh giữ suốt đêm ngày cho bà con thoải mái làm ăn. Người dân địa phương ai cũng hiểu điều ấy và yêu quý bộ đội Hải quân và Biên phòng. Tết nhất càng phải nhớ, phải thăm các chú chứ, quên sao đặng!"./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)