Mỗi dân tộc đều có những tập tục khác nhau để đón chào Năm Mới và cầu mong những điều tốt đẹp cho mình và gia đình.
Tắm băng đón Năm Mới
Canada là quốc gia nằm gần Bắc Cực, ngày đầu năm thường trùng với ngày lạnh giá nhất của mùa đông.
Người Canada coi tuyết như thần may mắn của mình nên vào ngày đầu Năm Mới ở bang British Columbia, tất cả mọi nguời không phân biệt tuổi tác, giới tính, đều mặc đồ tắm và cùng nhảy xuống những dòng nước lạnh như băng.
Họ tin rằng làm như vậy, mọi việc sang Năm Mới sẽ được hanh thông, thuận lợi và không gặp rủi ro.
Ăn quả đắng để cầu may
Dewali là lễ hội truyền thống của người Ấn Độ. Dewali theo tiếng Hindu có nghĩa là đèn nhưng Dewali vẫn thường được biết đến như một lễ hội ánh sáng được tổ chức như lễ ăn mừng chiến thắng của con người đối với quỷ dữ.
Trong dịp Tết Dewali, người Ấn Độ thường ăn nhiều loại trái cây bánh trái đề cầu may. Họ có một niềm tin rất đặc biệt rằng ăn những loại quả có vị đắng, chát, trong lễ hội, sẽ đem lại may mắn vì vị của những loại quả này có thể xua đuổi được ma quỷ, không cho chúng đem tai họa đến trong Năm Mới.
Ăn trứng cầu may
Lễ hội mùa xuân ở Séc và Slovakia là lễ hội tưng bừng nhất thường được tổ chức vào cuối tháng 3 hàng năm, người dân ở khắp nơi háo hức trang trí nhà cửa, chuẩn bị chào đón Năm Mới.
Trong dịp này, mọi người đều làm rất nhiều loại bánh để cầu mong no đủ và một cuộc sống hạnh phúc, đặc biệt các loại bánh này đều được làm từ trứng gà.
Theo quan niệm, người dân ở đây coi trứng gà tượng trưng cho Mặt Trời và sự phát đạt, do đó trứng gà là nguyên liệu chính được dùng để làm bánh, họ còn lấy lòng đỏ trứng bôi bên ngoài lớp bánh rồi nướng cho có màu vàng để mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với mình.
Ăn nho cầu bình yên và phúc thọ
Đó là phong tục đón Năm Mới của người Tây Ban Nha vào đêm giao thừa, khi chuông đồng hồ điểm những tiếng đầu tiên báo hiệu thời khắc của Năm Mới đã đến thì tất cả các thành viên đếu ngồi quây quần bên bàn tiệc với những quả nho thật to và ngon.
Tắm băng đón Năm Mới
Canada là quốc gia nằm gần Bắc Cực, ngày đầu năm thường trùng với ngày lạnh giá nhất của mùa đông.
Người Canada coi tuyết như thần may mắn của mình nên vào ngày đầu Năm Mới ở bang British Columbia, tất cả mọi nguời không phân biệt tuổi tác, giới tính, đều mặc đồ tắm và cùng nhảy xuống những dòng nước lạnh như băng.
Họ tin rằng làm như vậy, mọi việc sang Năm Mới sẽ được hanh thông, thuận lợi và không gặp rủi ro.
Ăn quả đắng để cầu may
Dewali là lễ hội truyền thống của người Ấn Độ. Dewali theo tiếng Hindu có nghĩa là đèn nhưng Dewali vẫn thường được biết đến như một lễ hội ánh sáng được tổ chức như lễ ăn mừng chiến thắng của con người đối với quỷ dữ.
Trong dịp Tết Dewali, người Ấn Độ thường ăn nhiều loại trái cây bánh trái đề cầu may. Họ có một niềm tin rất đặc biệt rằng ăn những loại quả có vị đắng, chát, trong lễ hội, sẽ đem lại may mắn vì vị của những loại quả này có thể xua đuổi được ma quỷ, không cho chúng đem tai họa đến trong Năm Mới.
Ăn trứng cầu may
Lễ hội mùa xuân ở Séc và Slovakia là lễ hội tưng bừng nhất thường được tổ chức vào cuối tháng 3 hàng năm, người dân ở khắp nơi háo hức trang trí nhà cửa, chuẩn bị chào đón Năm Mới.
Trong dịp này, mọi người đều làm rất nhiều loại bánh để cầu mong no đủ và một cuộc sống hạnh phúc, đặc biệt các loại bánh này đều được làm từ trứng gà.
Theo quan niệm, người dân ở đây coi trứng gà tượng trưng cho Mặt Trời và sự phát đạt, do đó trứng gà là nguyên liệu chính được dùng để làm bánh, họ còn lấy lòng đỏ trứng bôi bên ngoài lớp bánh rồi nướng cho có màu vàng để mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với mình.
Ăn nho cầu bình yên và phúc thọ
Đó là phong tục đón Năm Mới của người Tây Ban Nha vào đêm giao thừa, khi chuông đồng hồ điểm những tiếng đầu tiên báo hiệu thời khắc của Năm Mới đã đến thì tất cả các thành viên đếu ngồi quây quần bên bàn tiệc với những quả nho thật to và ngon.
Hễ nghe thấy đồng hồ gõ một tiếng thì mỗi người sẽ lấy một hạt nho bỏ vào miệng nhai cho thật nát, họ quan niệm làm như vậy là đã cầu được bình yên phúc thọ trong Năm Mới cho bản thân và cho tất cả những người thân yêu.
Té nước cầu may
Songkran là tên gọi ngày Tết cổ truyền của Thái Lan, các nghi thức thường được tổ chức từ ngày 13-15/4 dương lịch hàng năm, trong những ngày này người dân Thái có phong tục té nước vào nhau để cầu may mắn. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, thể hiện sự đoàn kết.Songkran, là một từ có nguồn gốc Sanskrit và có nghĩa là di chuyển hay thay đổi chỗ, được dùng để chỉ ngày lễ mừng Năm Mới vì đó là ngày Mặt Trời chuyển chỗ trong quỹ đạo theo quan niệm của người Thái.
Bôi bột mì lấy may
Giao thừa là dịp để mọi người gạt bỏ những điều cũ để đón những điều mới vào đêm giao thừa, người ta sẽ vây quanh đống lửa ca hát, nhảy múa.
Tại một số nơi ở Ấn Độ, người ta quan niệm bột mì là nguồn lương thực đem lại nhiều may mắn cho con người. Vì thế vào đêm giao thừa nguời ta thường dùng bột mì kỳ cọ vào cơ thể, sau đó vứt vào đống lửa.
Tại những nơi công cộng, còn có sẵn thùng bột mì màu để mọi người tạt vào nhau, ai được tạt nhiều bột mì thì Năm Mới sẽ hạnh phúc.
Xách vali chạy quanh nhà
Ở mỗi nước, mỗi dân tộc lại có những tập tục, những nghi thức khác nhau để đón chào Năm Mới và cầu mong những điều tốt đẹp cho mình và gia đình.
Với người Mexico, họ có một phong tục rất thú vị, đó là trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và Năm Mới, mọi người sẽ xách vali chạy vòng quanh nhà để cầu mong Năm Mới sẽ được đi du lịch nhiều nơi, điều đó cũng có nghĩa là kiếm được nhiều tiền và gặp nhiều may mắn.
Đổ chì vào nước đón vận mệnh
Năm cũ qua đi, Năm mới đến được coi là thời điểm có phép lạ khi người ta có thể thấy trước được tương lai. Một cách đoán tương lại theo phong tục của người Thụy Điển là đổ chì nóng chảy vào nước rồi đón vận mệnh theo hình thù đông cứng của nó.
Người Thụy Điển còn có một tục lệ khác là tung giày, nếu chiếc giày rơi xuống mà mũi quay ra phía cửa ra vào có nghĩa là chủ nhân có thể sẽ dọn đi nơi khác.
Ngày đầu tiên của Năm Mới được cho là tượng trưng cho cả năm cho nên điều quan trọng là đừng có mang gì ra khỏi nhà, vì như thế có nghĩa là sẽ mất phúc lộc của mình suốt cả năm. Nếu hôm ấy trời nắng đẹp, cả năm sẽ tốt lành.
Lễ hội khai xuân của Nhật Bản
Trong văn hóa phương Đông, mặt nạ là những vật rất linh thiêng rất quan trọng trong đời sống tinh thần, được sử dụng trong nhiều lễ hội và cả trong sân khấu kịch.
Theo quan niệm của người Nhật Bản trước đây, chỉ người có cuộc sống thanh khiết, kiêng uống rượu, kiêng quan hệ nam nữ, ăn uống chừng mực mới được mang mặt nạ.
Chính vì vậy trong suốt thế kỷ XVIII, ở những vùng quê Nhật Bản, chỉ những bậc cao niên mới được mang mặt nạ trong lễ hội khai xuân, lễ hội quan trọng mở đầu một năm với nhiều mong ước tốt đẹp./.
Té nước cầu may
Songkran là tên gọi ngày Tết cổ truyền của Thái Lan, các nghi thức thường được tổ chức từ ngày 13-15/4 dương lịch hàng năm, trong những ngày này người dân Thái có phong tục té nước vào nhau để cầu may mắn. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, thể hiện sự đoàn kết.Songkran, là một từ có nguồn gốc Sanskrit và có nghĩa là di chuyển hay thay đổi chỗ, được dùng để chỉ ngày lễ mừng Năm Mới vì đó là ngày Mặt Trời chuyển chỗ trong quỹ đạo theo quan niệm của người Thái.
Bôi bột mì lấy may
Giao thừa là dịp để mọi người gạt bỏ những điều cũ để đón những điều mới vào đêm giao thừa, người ta sẽ vây quanh đống lửa ca hát, nhảy múa.
Tại một số nơi ở Ấn Độ, người ta quan niệm bột mì là nguồn lương thực đem lại nhiều may mắn cho con người. Vì thế vào đêm giao thừa nguời ta thường dùng bột mì kỳ cọ vào cơ thể, sau đó vứt vào đống lửa.
Tại những nơi công cộng, còn có sẵn thùng bột mì màu để mọi người tạt vào nhau, ai được tạt nhiều bột mì thì Năm Mới sẽ hạnh phúc.
Xách vali chạy quanh nhà
Ở mỗi nước, mỗi dân tộc lại có những tập tục, những nghi thức khác nhau để đón chào Năm Mới và cầu mong những điều tốt đẹp cho mình và gia đình.
Với người Mexico, họ có một phong tục rất thú vị, đó là trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và Năm Mới, mọi người sẽ xách vali chạy vòng quanh nhà để cầu mong Năm Mới sẽ được đi du lịch nhiều nơi, điều đó cũng có nghĩa là kiếm được nhiều tiền và gặp nhiều may mắn.
Đổ chì vào nước đón vận mệnh
Năm cũ qua đi, Năm mới đến được coi là thời điểm có phép lạ khi người ta có thể thấy trước được tương lai. Một cách đoán tương lại theo phong tục của người Thụy Điển là đổ chì nóng chảy vào nước rồi đón vận mệnh theo hình thù đông cứng của nó.
Người Thụy Điển còn có một tục lệ khác là tung giày, nếu chiếc giày rơi xuống mà mũi quay ra phía cửa ra vào có nghĩa là chủ nhân có thể sẽ dọn đi nơi khác.
Ngày đầu tiên của Năm Mới được cho là tượng trưng cho cả năm cho nên điều quan trọng là đừng có mang gì ra khỏi nhà, vì như thế có nghĩa là sẽ mất phúc lộc của mình suốt cả năm. Nếu hôm ấy trời nắng đẹp, cả năm sẽ tốt lành.
Lễ hội khai xuân của Nhật Bản
Trong văn hóa phương Đông, mặt nạ là những vật rất linh thiêng rất quan trọng trong đời sống tinh thần, được sử dụng trong nhiều lễ hội và cả trong sân khấu kịch.
Theo quan niệm của người Nhật Bản trước đây, chỉ người có cuộc sống thanh khiết, kiêng uống rượu, kiêng quan hệ nam nữ, ăn uống chừng mực mới được mang mặt nạ.
Chính vì vậy trong suốt thế kỷ XVIII, ở những vùng quê Nhật Bản, chỉ những bậc cao niên mới được mang mặt nạ trong lễ hội khai xuân, lễ hội quan trọng mở đầu một năm với nhiều mong ước tốt đẹp./.
(KH&CH/Vietnam+)