Chương trình cải thiện chất lượng chính sách (PERQ) sẽ đóng góp đáng kể vào việc đảm bảo một môi trường minh bạch có giải trình rõ ràng tại Việt Nam, một yếu tố thiết yếu thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và thu hút đầu tư vào Việt Nam trong tương lai.
Đó là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại lễ công bố chương trình cải thiện chất lượng chính sách (PERQ) ngày 11/8 tại Hà Nội.
Theo số liệu, hàng năm có một lượng lớn các văn bản ra đời, tác động đến đời sống người dân và doanh nghiệp, tuy nhiên chất lượng lại không đi kèm với số lượng. Nhiều văn bản không mang tính quy phạm nhưng lại có tác động rất mạnh mẽ như thuế, lãi suất, hay các lĩnh vực quan trọng khác không được kiểm soát, phản hồi nghiêm ngặt như các văn bản quy phạm pháp luật.
Qua rà soát hơn 5.700 thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ ước tính nếu thực hiện đầy đủ kiến nghị đơn giản hóa, loại bỏ các quy định, thủ tục không cần thiết, thì tổng chi phí tuân thủ tiết kiệm được là khoảng 1,45 tỷ USD/năm.
Tiến sỹ Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng Thư ký Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho kết quả tính minh bạch ở các địa phương giảm sút, chi phí không chính thức tăng lên. Năm 2010, khi điều tra về chỉ số minh bạch, 75% doanh nghiệp cho rằng cần có quan hệ cơ quan cấp tỉnh để có thông tin, nhiều doanh nghiệp chưa được hỏi để góp ý về chính sách.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, vấn đề của Việt Nam hiện nay không chỉ là cải cách hành chính mà còn là cải cách thể chế, tức là có sự thay đổi dần mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, thông qua thay đổi cách thức can thiệp vào thị trường, người dân, doanh nghiệp.
Minh bạch không chỉ là công khai mà cao hơn, đó là việc theo dõi, tham gia đầy đủ người dân vào quá trình ban hành chính sách. Khi môi trường minh bạch thì nhà đầu tư có thể nhận biết việc nên đầu tư vào đâu, lúc nào rút ra cơ cấu lại việc đầu tư. Minh bạch giúp giảm chi phí không chính thức, bình đẳng kinh doanh. Tuy nhiên, minh bạch phải gắn liền với trách nhiệm giải trình.
Theo tiến sỹ Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Cải cách thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, cải cách thủ tục hành chính cũng là bước đi quan trọng để thực hiện minh bạch hóa, từ đó góp phần cải cách thể chế nói chung, công cụ đưa chính sách vào cuộc sống./.
Đó là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại lễ công bố chương trình cải thiện chất lượng chính sách (PERQ) ngày 11/8 tại Hà Nội.
Theo số liệu, hàng năm có một lượng lớn các văn bản ra đời, tác động đến đời sống người dân và doanh nghiệp, tuy nhiên chất lượng lại không đi kèm với số lượng. Nhiều văn bản không mang tính quy phạm nhưng lại có tác động rất mạnh mẽ như thuế, lãi suất, hay các lĩnh vực quan trọng khác không được kiểm soát, phản hồi nghiêm ngặt như các văn bản quy phạm pháp luật.
Qua rà soát hơn 5.700 thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ ước tính nếu thực hiện đầy đủ kiến nghị đơn giản hóa, loại bỏ các quy định, thủ tục không cần thiết, thì tổng chi phí tuân thủ tiết kiệm được là khoảng 1,45 tỷ USD/năm.
Tiến sỹ Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng Thư ký Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho kết quả tính minh bạch ở các địa phương giảm sút, chi phí không chính thức tăng lên. Năm 2010, khi điều tra về chỉ số minh bạch, 75% doanh nghiệp cho rằng cần có quan hệ cơ quan cấp tỉnh để có thông tin, nhiều doanh nghiệp chưa được hỏi để góp ý về chính sách.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, vấn đề của Việt Nam hiện nay không chỉ là cải cách hành chính mà còn là cải cách thể chế, tức là có sự thay đổi dần mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, thông qua thay đổi cách thức can thiệp vào thị trường, người dân, doanh nghiệp.
Minh bạch không chỉ là công khai mà cao hơn, đó là việc theo dõi, tham gia đầy đủ người dân vào quá trình ban hành chính sách. Khi môi trường minh bạch thì nhà đầu tư có thể nhận biết việc nên đầu tư vào đâu, lúc nào rút ra cơ cấu lại việc đầu tư. Minh bạch giúp giảm chi phí không chính thức, bình đẳng kinh doanh. Tuy nhiên, minh bạch phải gắn liền với trách nhiệm giải trình.
Theo tiến sỹ Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Cải cách thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, cải cách thủ tục hành chính cũng là bước đi quan trọng để thực hiện minh bạch hóa, từ đó góp phần cải cách thể chế nói chung, công cụ đưa chính sách vào cuộc sống./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)