Với nhà cầm quân Marcello Lippi lúc này, thiết lập một hàng thủ vững chắc dường như là công việc khó khăn chẳng kém so với việc đưa Italy ngự vững ở đỉnh vinh quang.
“Phòng ngự kiểu Italy” nhìn từ các con số
Khát khao lớn nhất của những người yêu mến đội tuyển Italy giờ đây là được nhìn thấy Alessandro Nesta trở lại đội quân áo Thiên thanh. Không phải để tái hợp cặp trung vệ “khét tiếng” một thời, mà là để hy vọng khả năng của Nesta có thể phần nào bù đắp cho sự sa sút của Cannavaro, nhân tố then chốt trong chức vô địch thế giới 2006 của Azzurra.
Mùa này, Cannavaro đã đá 20 trận cho Juventus ở Serie A, trong đó Juve chỉ thắng được bảy trận, hòa bốn và để thua tới chín trận. Trong 20 trận có Cannavaro ở trung tâm hàng thủ đó, Juventus để thủng lưới tới 32 bàn (tỷ lệ trung bình 1,6 bàn/trận).
Ở Cúp châu Âu, Cannavaro góp mặt trong năm trận với 364 phút ra sân (hai thắng, hai thua), “giúp” Juventus vào lưới nhặt bóng đúng 10 lần (2 bàn/trận). Tổng cộng, trong 25 trận “cậy nhờ” trung vệ này, Juve thua tới 11 trận và để thủng lưới 42 bàn (1,68 bàn/trận). Đó là những con số kém thuyết phục nhất trong số những hậu vệ mà Lippi nhiều khả năng sẽ đem đến Nam Phi mùa Hè này.
Khá nhất trong số các học trò cưng của Lippi là Giorgio Chiellini, thủ lĩnh thực sự của hàng thủ Juventus mùa này. Trong tổng số 32 trận có Chiellini trong đội hình, Juventus “chỉ” để thua 37 bàn (1,16 bàn/trận).
Tuy nhiên, không phải sự kém cỏi của Cannavaro gây ra tất cả những bàn thua và khiến thành tích nói trên của Chiellini bị ảnh hưởng, bởi trong số bảy trận Chiellini không đá cặp trung vệ với đội trưởng đội tuyển Italy, Juventus vẫn để thủng lưới tám bàn (1,15 bàn/trận), một con số phản ánh thực tế rằng ngay cả Chiellini cũng không còn giữ được phong độ.
Mùa trước, với Chiellini đá cặp cùng Legrottaglie ở trung tâm hàng thủ, Juve chỉ để thua có 37 bàn trong cả mùa giải Serie A (0,97 bàn/trận). Mùa này, trong 26 trận có Legrottaglie góp mặt, Juve cũng để thua 33 bàn (1,27 bàn/trận).
Trong khi đó, Nesta là một bức tường bằng thép án ngữ trước khung thành của ba thủ môn (Storari, Dida, Abbiati - cho thấy Milan thiếu sự ổn định bậc nhất ở vị trí này so với các đội hàng đầu khác) trong gần suốt mùa giải, cho đến khi anh dính chấn thương hồi đầu tháng Ba vừa qua.
Trong 22 trận Serie A có sự phục vụ của Nesta, Milan chỉ để thua có đúng ba trận và để thủng lưới chỉ 20 bàn (0,91 bàn/trận), còn trong tổng cộng 29 trận mà Nesta thi đấu mùa này, con số bàn thua mà Milan phải chịu cũng chỉ là 30 (1,03 bàn/trận).
Được “hưởng sái” phong độ cao của Nesta là Zambrotta, cầu thủ cũng đã sa sút ghê gớm trong mùa giải này. Trong 23 trận đấu Zambrotta góp mặt, Milan cũng chỉ để thua 23 bàn (1,13 bàn/trận).
Nhiệm vụ bất khả thi?
Chắc chắn Lippi sẽ không thể có Nesta, cầu thủ chẳng những chính thức từ chối trở lại, mà còn đang dính chấn thương nghiêm trọng phải nghỉ hai tháng. Tất cả mọi niềm tin và hy vọng của ông, cũng như của những người yêu bóng đá Italy, vẫn cứ phải đặt cả vào bộ sậu Juventus, những người đã góp phần lập kỷ lục 18 trận liền thủng lưới ở Serie A của Juve, với Chiellini là cầu thủ duy nhất có thể tạo ra được sự an tâm.
Bên cạnh bốn cầu thủ của Juve 99,99% sẽ có mặt đầy đủ (Cannavaro, Legrottaglie, Chiellini, Grosso), “Gã đầu bạc” cũng chỉ có thể lựa chọn loanh quanh vài gương mặt quen thuộc như Zambrotta, Bonera, Criscito, Bocchetti hay mới mẻ hẳn kiểu Bonucci, Cassani. Chưa bao giờ trong nửa thế kỷ qua, tiềm năng phòng ngự của Italy ít ỏi đến như vậy.
Để đăng quang World Cup 2006, hàng thủ của Azzurri (cũng có xáo trộn khi Materazzi thay Nesta giữa chừng) chỉ để đối phương vượt qua đúng hai bàn trong toàn bộ bảy trận đấu, thì một là do đá phản và một là do bị thổi penalty oan trái.
Nhìn hiện trạng hàng thủ, bảo vệ chức vô địch World Cup 2010 dường như là nhiệm vụ bất khả thi của đội tuyển Italy./.
“Phòng ngự kiểu Italy” nhìn từ các con số
Khát khao lớn nhất của những người yêu mến đội tuyển Italy giờ đây là được nhìn thấy Alessandro Nesta trở lại đội quân áo Thiên thanh. Không phải để tái hợp cặp trung vệ “khét tiếng” một thời, mà là để hy vọng khả năng của Nesta có thể phần nào bù đắp cho sự sa sút của Cannavaro, nhân tố then chốt trong chức vô địch thế giới 2006 của Azzurra.
Mùa này, Cannavaro đã đá 20 trận cho Juventus ở Serie A, trong đó Juve chỉ thắng được bảy trận, hòa bốn và để thua tới chín trận. Trong 20 trận có Cannavaro ở trung tâm hàng thủ đó, Juventus để thủng lưới tới 32 bàn (tỷ lệ trung bình 1,6 bàn/trận).
Ở Cúp châu Âu, Cannavaro góp mặt trong năm trận với 364 phút ra sân (hai thắng, hai thua), “giúp” Juventus vào lưới nhặt bóng đúng 10 lần (2 bàn/trận). Tổng cộng, trong 25 trận “cậy nhờ” trung vệ này, Juve thua tới 11 trận và để thủng lưới 42 bàn (1,68 bàn/trận). Đó là những con số kém thuyết phục nhất trong số những hậu vệ mà Lippi nhiều khả năng sẽ đem đến Nam Phi mùa Hè này.
Khá nhất trong số các học trò cưng của Lippi là Giorgio Chiellini, thủ lĩnh thực sự của hàng thủ Juventus mùa này. Trong tổng số 32 trận có Chiellini trong đội hình, Juventus “chỉ” để thua 37 bàn (1,16 bàn/trận).
Tuy nhiên, không phải sự kém cỏi của Cannavaro gây ra tất cả những bàn thua và khiến thành tích nói trên của Chiellini bị ảnh hưởng, bởi trong số bảy trận Chiellini không đá cặp trung vệ với đội trưởng đội tuyển Italy, Juventus vẫn để thủng lưới tám bàn (1,15 bàn/trận), một con số phản ánh thực tế rằng ngay cả Chiellini cũng không còn giữ được phong độ.
Mùa trước, với Chiellini đá cặp cùng Legrottaglie ở trung tâm hàng thủ, Juve chỉ để thua có 37 bàn trong cả mùa giải Serie A (0,97 bàn/trận). Mùa này, trong 26 trận có Legrottaglie góp mặt, Juve cũng để thua 33 bàn (1,27 bàn/trận).
Trong khi đó, Nesta là một bức tường bằng thép án ngữ trước khung thành của ba thủ môn (Storari, Dida, Abbiati - cho thấy Milan thiếu sự ổn định bậc nhất ở vị trí này so với các đội hàng đầu khác) trong gần suốt mùa giải, cho đến khi anh dính chấn thương hồi đầu tháng Ba vừa qua.
Trong 22 trận Serie A có sự phục vụ của Nesta, Milan chỉ để thua có đúng ba trận và để thủng lưới chỉ 20 bàn (0,91 bàn/trận), còn trong tổng cộng 29 trận mà Nesta thi đấu mùa này, con số bàn thua mà Milan phải chịu cũng chỉ là 30 (1,03 bàn/trận).
Được “hưởng sái” phong độ cao của Nesta là Zambrotta, cầu thủ cũng đã sa sút ghê gớm trong mùa giải này. Trong 23 trận đấu Zambrotta góp mặt, Milan cũng chỉ để thua 23 bàn (1,13 bàn/trận).
Nhiệm vụ bất khả thi?
Chắc chắn Lippi sẽ không thể có Nesta, cầu thủ chẳng những chính thức từ chối trở lại, mà còn đang dính chấn thương nghiêm trọng phải nghỉ hai tháng. Tất cả mọi niềm tin và hy vọng của ông, cũng như của những người yêu bóng đá Italy, vẫn cứ phải đặt cả vào bộ sậu Juventus, những người đã góp phần lập kỷ lục 18 trận liền thủng lưới ở Serie A của Juve, với Chiellini là cầu thủ duy nhất có thể tạo ra được sự an tâm.
Bên cạnh bốn cầu thủ của Juve 99,99% sẽ có mặt đầy đủ (Cannavaro, Legrottaglie, Chiellini, Grosso), “Gã đầu bạc” cũng chỉ có thể lựa chọn loanh quanh vài gương mặt quen thuộc như Zambrotta, Bonera, Criscito, Bocchetti hay mới mẻ hẳn kiểu Bonucci, Cassani. Chưa bao giờ trong nửa thế kỷ qua, tiềm năng phòng ngự của Italy ít ỏi đến như vậy.
Để đăng quang World Cup 2006, hàng thủ của Azzurri (cũng có xáo trộn khi Materazzi thay Nesta giữa chừng) chỉ để đối phương vượt qua đúng hai bàn trong toàn bộ bảy trận đấu, thì một là do đá phản và một là do bị thổi penalty oan trái.
Nhìn hiện trạng hàng thủ, bảo vệ chức vô địch World Cup 2010 dường như là nhiệm vụ bất khả thi của đội tuyển Italy./.
(TT&VH/Vietnam+)