Ngày 6/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Văn phòng Ban chỉđạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bộ Pháttriển Quốc tế Vương quốc Anh tại Việt Nam tổ chức Đối thoại về phòng, chống thamnhũng lần thứ 11 với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương:Thực trạng và giải pháp.”
Đến dự và phát biểu chỉ đạo, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc nêu rõ tham nhũng đã trở thành trách thức toàn cầu, không phânbiệt khu vực địa lý, chế độ chính trị hay trình độ phát triển.
Đấu tranh vớitham nhũng là một cuộc chiến lâu dài và cần có sự hợp tác của tất cả các quốcgia. Chính phủ Việt Nam, chính quyền các cấp, các bộ ngành địa phương khẳng địnhquyết tâm thi hành công tác phòng chống tham nhũng mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữabằng những hành động kịp thời.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thời gian hơn một năm qua,Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động để tổng kết, đánh giá toàn diện công tácphòng chống tham nhũng như sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng,đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng… Việc tổng kết đánhgiá đã làm rõ bức tranh tổng thể về thực trạng, nhất là những mặt còn tồn tại,yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng. Kết quả là cơ sở để Đảng, Nhànước Việt Nam quyết định những chính sách, giải pháp quan trọng về phòng chốngtham nhũng trong thời gian tới.
Đây là lần đầu tiên, công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương đượcchọn là chủ đề cho đối thoại. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: "Chúng tacũng có thể thấy rõ vai trò quan trọng của các cấp chính quyền địa phương khiphân tích sự khác biệt trong kết quả xếp hạng về “Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh” và“chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh”. Như về công tác quản lýđất đai, trong khi ở nhiều địa phương, khiếu kiện về đất đai là vấn đề hết sứcnóng, nan giải thì vẫn có những địa phương làm tốt việc này."
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu dự Đối thoại cần tậptrung làm rõ thực trạng, nhất là những mặt còn yếu kém, từ đó đề xuất giải phápgắn với đặc thù của công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương. Các cơ quanchức năng, các địa phương cần nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm, xem xét khả năngvận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đối với những điển hình tốt của cácđịa phương, cần có sự đánh giá xây dựng mô hình chuẩn để triển khai nhân rộngthời gian tới.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Antony Stokes đánh giá năm 2012, Việt Nam đã có babước phát triển lớn: sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng; phân tích, nghiên cứuvà tích cực xuất bản các báo cáo về phòng chống tham nhũng; các nhà lãnh đạo địaphương cũng cam kết hành động để phòng chống tham nhũng.
Ông Antony Stokes cho rằng, bên cạnh những thành công thì tham nhũng ởViệt Nam vẫn còn nặng nề cho nên cần phải có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ hơnnữa để thực thi các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Các nhà lãnh đạo địaphương cũng cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để phòng chống tham nhũng nhất làtrong lĩnh vực công.
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng, nỗ lực của các cơquan chức năng, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan báo chí và nhất là vai trò quantrọng của nhân dân, công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam tiếp tục có nhiềutiến triển tích cực. Công tác phòng chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo toàndiện; vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng được phát huymạnh mẽ; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được tăng cường thực hiện; hiệu quảphát hiện và xử lý hành vi tham nhũng được nâng cao; hợp tác quốc tế và công tácthực thi Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng được chú trọng.
Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng của các địa phương trong 5 nămqua (2007-2012), Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng nêurõ, trong 5 năm (2007-2012), công tác phòng chống tham nhũng ở các địa phương đãđạt kết quả và chuyển biến rõ nét. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòngchống tham nhũng đã đạt được những chuyển biến về nhận thức, ý thức và chuyểnthành hành động.Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện đồng bộ, nhấtlà việc công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước, cảicách hành chính, xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, thực hiện quy tắc ứngxử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện xử lýtham nhũng có chuyển biến rõ hơn. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng từng bướcđược kiềm chế.
Tuy nhiên, nhìn chung công tác phòng chống tham nhũng tại các địa phươngchưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Mộtsố cơ chế, chính sách chậm được bổ sung, sửa đổi dẫn đến hiệu quả thấp trong tổchức thực hiện; công khai, minh bạch, dân chủ trên một số mặt còn hạn chế (nhấtlà trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản,quản lý thu chi ngân sách…); việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi đểxảy ra tham nhũng, sai phạm chưa nghiêm, chưa tương xứng với số vụ việc thamnhũng được phát hiện, xử lý; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân về côngtác phòng chống tham nhũng chưa sâu; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcthành viên chưa được phát huy đúng mức; hoạt động của Ban thanh tra nhân dân vàBan Giám sát đầu tư cộng đồng còn lúng túng, chưa thường xuyên và có phần cònhình thức.
Các đại biểu dự Đối thoại đánh giá hiện nay tham nhũng vẫn diễn ra nghiêmtrọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiềucấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội và tiếp tục là thách thứclớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Các nhà tài trợ vàcác đối tác phát triển đều thể hiện sự ủng hộ đối với quyết tâm đẩy lùi thamnhũng của Chính phủ Việt Nam.
Để công tác phòng chống tham nhũng ngày càng cóhiệu quả, các đại biểu đề nghị cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanhtra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phát hiện, xử lýhành vi tham nhũng; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòngchống tham nhũng, nhất là tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi toàn diện Luật phòngchống tham nhũng; cần đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng tại địa phương; tăng cườngtính công khai, minh bạch trong hoạt động phòng chống tham nhũng; đẩy mạnh hơnnữa sự tham gia giám sát của các tổ chức, đoàn thể, người dân và báo chí trongcông tác phòng chống tham nhũng../.
Đến dự và phát biểu chỉ đạo, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc nêu rõ tham nhũng đã trở thành trách thức toàn cầu, không phânbiệt khu vực địa lý, chế độ chính trị hay trình độ phát triển.
Đấu tranh vớitham nhũng là một cuộc chiến lâu dài và cần có sự hợp tác của tất cả các quốcgia. Chính phủ Việt Nam, chính quyền các cấp, các bộ ngành địa phương khẳng địnhquyết tâm thi hành công tác phòng chống tham nhũng mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữabằng những hành động kịp thời.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thời gian hơn một năm qua,Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động để tổng kết, đánh giá toàn diện công tácphòng chống tham nhũng như sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng,đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng… Việc tổng kết đánhgiá đã làm rõ bức tranh tổng thể về thực trạng, nhất là những mặt còn tồn tại,yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng. Kết quả là cơ sở để Đảng, Nhànước Việt Nam quyết định những chính sách, giải pháp quan trọng về phòng chốngtham nhũng trong thời gian tới.
Đây là lần đầu tiên, công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương đượcchọn là chủ đề cho đối thoại. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: "Chúng tacũng có thể thấy rõ vai trò quan trọng của các cấp chính quyền địa phương khiphân tích sự khác biệt trong kết quả xếp hạng về “Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh” và“chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh”. Như về công tác quản lýđất đai, trong khi ở nhiều địa phương, khiếu kiện về đất đai là vấn đề hết sứcnóng, nan giải thì vẫn có những địa phương làm tốt việc này."
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu dự Đối thoại cần tậptrung làm rõ thực trạng, nhất là những mặt còn yếu kém, từ đó đề xuất giải phápgắn với đặc thù của công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương. Các cơ quanchức năng, các địa phương cần nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm, xem xét khả năngvận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đối với những điển hình tốt của cácđịa phương, cần có sự đánh giá xây dựng mô hình chuẩn để triển khai nhân rộngthời gian tới.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Antony Stokes đánh giá năm 2012, Việt Nam đã có babước phát triển lớn: sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng; phân tích, nghiên cứuvà tích cực xuất bản các báo cáo về phòng chống tham nhũng; các nhà lãnh đạo địaphương cũng cam kết hành động để phòng chống tham nhũng.
Ông Antony Stokes cho rằng, bên cạnh những thành công thì tham nhũng ởViệt Nam vẫn còn nặng nề cho nên cần phải có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ hơnnữa để thực thi các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Các nhà lãnh đạo địaphương cũng cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để phòng chống tham nhũng nhất làtrong lĩnh vực công.
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng, nỗ lực của các cơquan chức năng, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan báo chí và nhất là vai trò quantrọng của nhân dân, công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam tiếp tục có nhiềutiến triển tích cực. Công tác phòng chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo toàndiện; vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng được phát huymạnh mẽ; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được tăng cường thực hiện; hiệu quảphát hiện và xử lý hành vi tham nhũng được nâng cao; hợp tác quốc tế và công tácthực thi Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng được chú trọng.
Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng của các địa phương trong 5 nămqua (2007-2012), Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng nêurõ, trong 5 năm (2007-2012), công tác phòng chống tham nhũng ở các địa phương đãđạt kết quả và chuyển biến rõ nét. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòngchống tham nhũng đã đạt được những chuyển biến về nhận thức, ý thức và chuyểnthành hành động.Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện đồng bộ, nhấtlà việc công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước, cảicách hành chính, xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, thực hiện quy tắc ứngxử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện xử lýtham nhũng có chuyển biến rõ hơn. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng từng bướcđược kiềm chế.
Tuy nhiên, nhìn chung công tác phòng chống tham nhũng tại các địa phươngchưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Mộtsố cơ chế, chính sách chậm được bổ sung, sửa đổi dẫn đến hiệu quả thấp trong tổchức thực hiện; công khai, minh bạch, dân chủ trên một số mặt còn hạn chế (nhấtlà trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản,quản lý thu chi ngân sách…); việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi đểxảy ra tham nhũng, sai phạm chưa nghiêm, chưa tương xứng với số vụ việc thamnhũng được phát hiện, xử lý; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân về côngtác phòng chống tham nhũng chưa sâu; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcthành viên chưa được phát huy đúng mức; hoạt động của Ban thanh tra nhân dân vàBan Giám sát đầu tư cộng đồng còn lúng túng, chưa thường xuyên và có phần cònhình thức.
Các đại biểu dự Đối thoại đánh giá hiện nay tham nhũng vẫn diễn ra nghiêmtrọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiềucấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội và tiếp tục là thách thứclớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Các nhà tài trợ vàcác đối tác phát triển đều thể hiện sự ủng hộ đối với quyết tâm đẩy lùi thamnhũng của Chính phủ Việt Nam.
Để công tác phòng chống tham nhũng ngày càng cóhiệu quả, các đại biểu đề nghị cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanhtra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phát hiện, xử lýhành vi tham nhũng; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòngchống tham nhũng, nhất là tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi toàn diện Luật phòngchống tham nhũng; cần đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng tại địa phương; tăng cườngtính công khai, minh bạch trong hoạt động phòng chống tham nhũng; đẩy mạnh hơnnữa sự tham gia giám sát của các tổ chức, đoàn thể, người dân và báo chí trongcông tác phòng chống tham nhũng../.
Phúc Hằng (TTXVN)