Ngày 28/11, hơn 1.500 giảng viên, sinh viên, các nghiên cứu sinh thuộc các trường đại và các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi giao lưu đối thoại với giáo sư Harald Zur Hausen.
Giáo sư Hausen là người đoạt giải Nobel Y học/Sinh lý học năm 2008 tại Viện Nghiên cứu Ung thư của Đức ở Heidelberg vì đã tìm ra virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung, loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên khắp thế giới.
Dịp này, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã trao bằng Tiến sỹ Danh dự cho giáo sư Harald Zur Hausen.
Chủ điểm diễn giải của giáo sư trong dịp đến Việt Nam lần này là “Phòng chống ung thư là một thách thức y tế toàn cầu.”
Giáo sư Harald Zur Hausen đã chia sẻ những nghiên cứu và quan điểm của ông về căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Đây là cơ hội tốt để những nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên và các bác sĩ được trao đổi trực tiếp với một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về lĩnh vực ung thư.
Năm 1976, giáo sư đã đưa ra giả thuyết HPV (Human papillomavirus) đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra ung thư cổ tử cung. Cùng với cộng sự, ông đã nhận diện được HPV16 và HPV18 trong ung thư cổ tử cung và phát hiện đó đã mở đường cho việc tìm ra các loại vắcxin phù hợp để ngừa bệnh.
Bằng phương pháp cô lập, nhân giống vô tính và phân tích đặc tính của virus HPV 16 và 18, giáo sư đã cung cấp những hiểu biết sâu hơn về cơ chế của virus papilloma gây ra chất sinh ung thư và những nhân tố cho sự xuất hiện dai dẳng của nó và của sự biến đổi tế bào.
Các loại vắcxin được công bố đã giảm thiểu sự cần thiết phải phẫu thuật và gánh nặng của bệnh nhân ung thư cổ tử cung trên toàn cầu.
Buổi đối thoại giữa giáo sư Harald Zur Hausen nằm trong khuôn khổ chương trình “Cầu nối ASEAN lần thứ 4” với chủ đề “Những nhịp cầu - Đối thoại hướng tới văn hóa hòa bình” do Quỹ Hòa bình quốc tế (IPF) tổ chức tại Việt Nam và Thái Lan bắt đầu từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013.
Chương trình là cầu nối xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các nhân vật đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Kinh tế và Hòa bình với các trường đại học thuộc khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu của chương trình nhằm tạo điều kiện tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa trong khu vực Đông Nam Á với các quốc gia khác trên thế giới, qua đó, thiết lập mối quan hệ hợp tác dài lâu, hướng tới hòa bình tự do và an ninh thế giới.
Trong khuôn khổ của Cầu nối ASEAN lần thứ 4, các nhà khoa học từng đoạt giải Nobel và cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Romano Prodi sẽ đối thoại với nhà lãnh đạo, giảng viên và sinh viên tại Việt Nam.
Ngày 30/11, giáo sư Harald Zur Hausen cũng sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên Đại học Y Hà Nội và tháng 3/2013, Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ có buổi trao đổi với học sinh British International School và Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh./.
Giáo sư Hausen là người đoạt giải Nobel Y học/Sinh lý học năm 2008 tại Viện Nghiên cứu Ung thư của Đức ở Heidelberg vì đã tìm ra virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung, loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên khắp thế giới.
Dịp này, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã trao bằng Tiến sỹ Danh dự cho giáo sư Harald Zur Hausen.
Chủ điểm diễn giải của giáo sư trong dịp đến Việt Nam lần này là “Phòng chống ung thư là một thách thức y tế toàn cầu.”
Giáo sư Harald Zur Hausen đã chia sẻ những nghiên cứu và quan điểm của ông về căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Đây là cơ hội tốt để những nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên và các bác sĩ được trao đổi trực tiếp với một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về lĩnh vực ung thư.
Năm 1976, giáo sư đã đưa ra giả thuyết HPV (Human papillomavirus) đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra ung thư cổ tử cung. Cùng với cộng sự, ông đã nhận diện được HPV16 và HPV18 trong ung thư cổ tử cung và phát hiện đó đã mở đường cho việc tìm ra các loại vắcxin phù hợp để ngừa bệnh.
Bằng phương pháp cô lập, nhân giống vô tính và phân tích đặc tính của virus HPV 16 và 18, giáo sư đã cung cấp những hiểu biết sâu hơn về cơ chế của virus papilloma gây ra chất sinh ung thư và những nhân tố cho sự xuất hiện dai dẳng của nó và của sự biến đổi tế bào.
Các loại vắcxin được công bố đã giảm thiểu sự cần thiết phải phẫu thuật và gánh nặng của bệnh nhân ung thư cổ tử cung trên toàn cầu.
Buổi đối thoại giữa giáo sư Harald Zur Hausen nằm trong khuôn khổ chương trình “Cầu nối ASEAN lần thứ 4” với chủ đề “Những nhịp cầu - Đối thoại hướng tới văn hóa hòa bình” do Quỹ Hòa bình quốc tế (IPF) tổ chức tại Việt Nam và Thái Lan bắt đầu từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013.
Chương trình là cầu nối xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các nhân vật đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Kinh tế và Hòa bình với các trường đại học thuộc khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu của chương trình nhằm tạo điều kiện tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa trong khu vực Đông Nam Á với các quốc gia khác trên thế giới, qua đó, thiết lập mối quan hệ hợp tác dài lâu, hướng tới hòa bình tự do và an ninh thế giới.
Trong khuôn khổ của Cầu nối ASEAN lần thứ 4, các nhà khoa học từng đoạt giải Nobel và cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Romano Prodi sẽ đối thoại với nhà lãnh đạo, giảng viên và sinh viên tại Việt Nam.
Ngày 30/11, giáo sư Harald Zur Hausen cũng sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên Đại học Y Hà Nội và tháng 3/2013, Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ có buổi trao đổi với học sinh British International School và Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh./.
Gia Thuận (TTXVN)