Ngày 16/5, cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đổi mới cơ chế chính sách - đột phá phát triển khoa học công nghệ” đã diễn ra tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nghiêm Vũ Khải; Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học - Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, giáo sư-tiến sỹ Trương Nam Hải; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Ngô Đức Hoàng đã giao lưu với độc giả trong cả nước.
Cuộc giao lưu do Báo điện tử Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
["Chưa quan tâm đúng mức khoa học và công nghệ"]
Tại cuộc giao lưu, độc giả trong cả nước đã cung cấp thông tin về những thành tựu về khoa học và công nghệ của đất nước; những nét mới trong dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) sẽ được kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII thông qua; những sản phẩm sáng tạo phục vụ đời sống xã hội của các Trung tâm nghiên cứu khoa học.
Các vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thủ tục tài chính trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu, giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… đã được các khách mời của cuộc giao lưu giải đáp.
Theo Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đánh giá vai trò tích cực của khoa học và công nghệ trong việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong suốt thời gian qua, tăng trưởng kinh tế (GDP) luôn đạt khoảng 7%. Mặc dù trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt trên 5%. Một số lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam đã đạt được trình độ của khu vực, như lĩnh vực công nghệ sinh học (nhất là ứng dụng trong nông-lâm-ngư nghiệp), công nghệ thông tin, y dược, khoa học cơ bản (toán, lý). Ngoài ra còn có một số công trình đạt trình độ quốc tế…
Trả lời câu hỏi của độc giả về những đổi mới cơ bản của Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) so với Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải cho biết, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) khẳng định đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế tài chính nhằm thực hiện chủ trương phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Về đầu tư công, ngoài việc bảo đảm không dưới 2% ngân sách nhà nước hàng năm chi cho khoa học và công nghệ, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) vẫn duy trì những chính sách đầu tư công đã được quy định tại Luật hiện hành năm 2000 đồng thời, Luật sửa đổi quy định cơ chế đầu tư đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt.
[Đổi mới tài chính để "cởi trói" nghiên cứu khoa học]
Cơ chế xác định, tuyển chọn, giao và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cũng đã được điều chỉnh trong Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành và địa phương; bảo đảm sản phẩm đầu ra có địa chỉ tiếp thu, ứng dụng. “Điều đó sẽ khắc phục cơ bản tồn tại trước đây như đầu tư còn dàn trải, tránh được tình trạng kết quả nghiên cứu “xếp ngăn kéo,” nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ,” Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh.
Nhận xét về cơ chế tài chính hiện nay, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Trương Nam Hải cho rằng, cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ hiện này còn nhiều bất cập.
“Chính vì vậy, không chỉ riêng tôi mà tất cả các nhà khoa học đều rất quan tâm đến cơ chế tài chính. Chúng tôi cho rằng, cơ chế tài chính hiện nay không phù hợp đối với quản lý các nhiêm vụ khoa học công nghệ, từ việc xây dựng nhiệm vụ, tiến độ cấp vốn, định mức và đánh giá việc chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ. Nhiều khi nhiệm vụ đã được phê duyệt nhưng không có kinh phí để thực hiện, hoặc phải chờ ít nhất 1 năm mới có kinh phí, do quá trình lập kế hoạch cứng nhắc. Kế hoạch năm sau phải được chuẩn bị và phê duyệt từ năm trước để đưa vào kế hoạch cấp vốn,” Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học cho biết.
Theo Viện trưởng Trương Nam Hải, việc quy định cơ chế quỹ như trong dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) sẽ giúp việc cấp kinh phí cho các đề tài dự án kịp thời hơn, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Mặt khác, quản lý tài chính theo cơ chế quỹ sẽ chú trọng đến sản phẩm cuối cùng để đánh giá sự thành công của các nhà khoa học. Đó là sự thay đổi phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Như vậy, sau khi được phê duyệt và ký hợp đồng, các nhà khoa học sẽ được cấp ngay kinh phí để thực hiện.
Đề cập đến những đổi mới trong dự thảo Luật nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch Ngô Đức Hoàng cho biết, c ó hai giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu này, đó là luật hoá việc đầu tư nghiên cứu khoa học của các doanh nghiệp.
Dựa vào các điều khoản của luật, doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ sẽ được ưu đãi về thuế, đất... Điều này đã được thể hiện khá rõ trong dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Luật cũng khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng Quỹ Phát triển khoa học công nghệ và được quyền tự chủ sử dụng quỹ này. Đây cũng là một đột phá lớn của dự thảo Luật KHoa học và Công nghệ (sửa đổi) lần này.
Giải pháp thứ hai là ngân sách cho khoa học và công nghệ cần được đầu tư tập trung nhằm tạo ra những lĩnh vực mũi nhọn, những sản phẩm đột phá, thật sự có tính ứng dụng và tính thương mại cao. Việc giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo cơ chế đặt hàng và đơn vị đặt hàng phải có trách nhiệm triển khai ứng dụng các sản phẩm này. Có như vậy, những nghiên cứu khoa học mới được áp dụng vào thực tiễn chứ không phải "xếp ngăn kéo"...
Cũng theo Thứ trưởng nghiêm Vũ Khải, để Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) sớm đi vào đời sống, công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện pháp luật về khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ rất cần thiết, quan trọng. Công tác truyền thông khoa học và công nghệ cần hướng vào việc phổ biến chính sách pháp luật, giới thiệu và nhân rộng những điển hình về ứng dụng thành công khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống. Đồng thời, cần khích lệ lòng tự trọng dân tộc, khích lệ động viên các nhà khoa học phấn đấu để chấn hưng nền khoa học nước nhà./.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nghiêm Vũ Khải; Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học - Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, giáo sư-tiến sỹ Trương Nam Hải; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Ngô Đức Hoàng đã giao lưu với độc giả trong cả nước.
Cuộc giao lưu do Báo điện tử Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
["Chưa quan tâm đúng mức khoa học và công nghệ"]
Tại cuộc giao lưu, độc giả trong cả nước đã cung cấp thông tin về những thành tựu về khoa học và công nghệ của đất nước; những nét mới trong dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) sẽ được kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII thông qua; những sản phẩm sáng tạo phục vụ đời sống xã hội của các Trung tâm nghiên cứu khoa học.
Các vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thủ tục tài chính trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu, giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… đã được các khách mời của cuộc giao lưu giải đáp.
Theo Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đánh giá vai trò tích cực của khoa học và công nghệ trong việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong suốt thời gian qua, tăng trưởng kinh tế (GDP) luôn đạt khoảng 7%. Mặc dù trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt trên 5%. Một số lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam đã đạt được trình độ của khu vực, như lĩnh vực công nghệ sinh học (nhất là ứng dụng trong nông-lâm-ngư nghiệp), công nghệ thông tin, y dược, khoa học cơ bản (toán, lý). Ngoài ra còn có một số công trình đạt trình độ quốc tế…
Trả lời câu hỏi của độc giả về những đổi mới cơ bản của Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) so với Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải cho biết, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) khẳng định đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế tài chính nhằm thực hiện chủ trương phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Về đầu tư công, ngoài việc bảo đảm không dưới 2% ngân sách nhà nước hàng năm chi cho khoa học và công nghệ, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) vẫn duy trì những chính sách đầu tư công đã được quy định tại Luật hiện hành năm 2000 đồng thời, Luật sửa đổi quy định cơ chế đầu tư đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt.
[Đổi mới tài chính để "cởi trói" nghiên cứu khoa học]
Cơ chế xác định, tuyển chọn, giao và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cũng đã được điều chỉnh trong Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành và địa phương; bảo đảm sản phẩm đầu ra có địa chỉ tiếp thu, ứng dụng. “Điều đó sẽ khắc phục cơ bản tồn tại trước đây như đầu tư còn dàn trải, tránh được tình trạng kết quả nghiên cứu “xếp ngăn kéo,” nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ,” Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh.
Nhận xét về cơ chế tài chính hiện nay, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Trương Nam Hải cho rằng, cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ hiện này còn nhiều bất cập.
“Chính vì vậy, không chỉ riêng tôi mà tất cả các nhà khoa học đều rất quan tâm đến cơ chế tài chính. Chúng tôi cho rằng, cơ chế tài chính hiện nay không phù hợp đối với quản lý các nhiêm vụ khoa học công nghệ, từ việc xây dựng nhiệm vụ, tiến độ cấp vốn, định mức và đánh giá việc chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ. Nhiều khi nhiệm vụ đã được phê duyệt nhưng không có kinh phí để thực hiện, hoặc phải chờ ít nhất 1 năm mới có kinh phí, do quá trình lập kế hoạch cứng nhắc. Kế hoạch năm sau phải được chuẩn bị và phê duyệt từ năm trước để đưa vào kế hoạch cấp vốn,” Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học cho biết.
Theo Viện trưởng Trương Nam Hải, việc quy định cơ chế quỹ như trong dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) sẽ giúp việc cấp kinh phí cho các đề tài dự án kịp thời hơn, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Mặt khác, quản lý tài chính theo cơ chế quỹ sẽ chú trọng đến sản phẩm cuối cùng để đánh giá sự thành công của các nhà khoa học. Đó là sự thay đổi phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Như vậy, sau khi được phê duyệt và ký hợp đồng, các nhà khoa học sẽ được cấp ngay kinh phí để thực hiện.
Đề cập đến những đổi mới trong dự thảo Luật nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch Ngô Đức Hoàng cho biết, c ó hai giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu này, đó là luật hoá việc đầu tư nghiên cứu khoa học của các doanh nghiệp.
Dựa vào các điều khoản của luật, doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ sẽ được ưu đãi về thuế, đất... Điều này đã được thể hiện khá rõ trong dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Luật cũng khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng Quỹ Phát triển khoa học công nghệ và được quyền tự chủ sử dụng quỹ này. Đây cũng là một đột phá lớn của dự thảo Luật KHoa học và Công nghệ (sửa đổi) lần này.
Giải pháp thứ hai là ngân sách cho khoa học và công nghệ cần được đầu tư tập trung nhằm tạo ra những lĩnh vực mũi nhọn, những sản phẩm đột phá, thật sự có tính ứng dụng và tính thương mại cao. Việc giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo cơ chế đặt hàng và đơn vị đặt hàng phải có trách nhiệm triển khai ứng dụng các sản phẩm này. Có như vậy, những nghiên cứu khoa học mới được áp dụng vào thực tiễn chứ không phải "xếp ngăn kéo"...
Cũng theo Thứ trưởng nghiêm Vũ Khải, để Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) sớm đi vào đời sống, công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện pháp luật về khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ rất cần thiết, quan trọng. Công tác truyền thông khoa học và công nghệ cần hướng vào việc phổ biến chính sách pháp luật, giới thiệu và nhân rộng những điển hình về ứng dụng thành công khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống. Đồng thời, cần khích lệ lòng tự trọng dân tộc, khích lệ động viên các nhà khoa học phấn đấu để chấn hưng nền khoa học nước nhà./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)