Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vừa ra tuyên bố chung kêu gọi các nước và cộng đồng quốc tế nhanh chóng phối hợp hành động để đối phó với tình trạng giá lương thực tăng cao, có nguy cơ trở thành thảm họa đối với hàng chục triệu người trên phạm vi toàn cầu.
Tuyên bố chung của các cơ quan trên cho biết thị trường lương thực thế giới đang trong tình trạng hết sức đáng lo ngại, khi giá ngô, lúa mì và đỗ tương tăng tới 40%, trong khi nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp chủ chốt trên thế giới bị thiệt hại nặng do điều kiện thời tiết không thuận lợi, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008.
Theo tuyên bố của ba cơ quan Liên hợp quốc, hai thách thức lớn nhất hiện nay cần giải quyết là: giá nông sản tăng cao ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người nghèo, đặc biệt những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; trong tương lai các nước cần tìm giải pháp lâu dài cho sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ lương thực nhằm thích ứng với sự thay đổi về dân số, nhu cầu và sự biến đổi khí hậu ngày một gia tăng.
Tuyên bố cho rằng thế giới hiện nay đã đối phó tốt hơn với những thách thức trên so với 5 năm trước, khi đề ra được những chính sách và công cụ mới, giúp cải thiện tính minh bạch trong thị trường toàn cầu và tạo thuận lợi phối hợp phản ứng chính sách của các nhà sản xuất và kinh doanh lớn các loại ngũ cốc chủ chốt và đỗ tương trên thế giới trong trường hợp có biến động thị trường.
Các cơ quan trên đặc biệt lưu ý rằng trong trường hợp giá lương thực tăng cao, các nước nên tránh việc mua vào quá ồ ạt, gây hoảng loạn trên thị trường, các nước sản xuất chủ chốt cũng không áp đặt hạn chế xuất khẩu, để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực. WFP ước tính giá lương thực cứ tăng 10% nghĩa là thế giới cần có thêm 200 triệu USD/năm để hỗ trợ lương thực.
Theo các cơ quan trên, thế giới hiện rất dễ bị tổn thương, kể cả khi sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt với điều kiện thời tiết thuận lợi, bởi chỉ có một số ít nước sản xuất lương thực lớn, trong khi mỗi năm dân số toàn cầu tăng thêm tới 80 triệu người.
Tuyên bố kết luận rằng giải pháp tốt nhất cho thế giới hiện nay là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững, nhất là ở các nước nghèo và các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.
Tuyên bố cũng kêu gọi khắc phục tình trạng lãng phí lương thực, ước tính gây thiệt hại tới 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu hàng năm. Các nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp và an sinh xã hội, xem xét và điều chỉnh các chính sách hiện hành, trong bối cảnh thị trường lương thực toàn cầu chịu áp lực tăng giá và các nguồn cung đang giảm dần./.
Tuyên bố chung của các cơ quan trên cho biết thị trường lương thực thế giới đang trong tình trạng hết sức đáng lo ngại, khi giá ngô, lúa mì và đỗ tương tăng tới 40%, trong khi nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp chủ chốt trên thế giới bị thiệt hại nặng do điều kiện thời tiết không thuận lợi, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008.
Theo tuyên bố của ba cơ quan Liên hợp quốc, hai thách thức lớn nhất hiện nay cần giải quyết là: giá nông sản tăng cao ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người nghèo, đặc biệt những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; trong tương lai các nước cần tìm giải pháp lâu dài cho sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ lương thực nhằm thích ứng với sự thay đổi về dân số, nhu cầu và sự biến đổi khí hậu ngày một gia tăng.
Tuyên bố cho rằng thế giới hiện nay đã đối phó tốt hơn với những thách thức trên so với 5 năm trước, khi đề ra được những chính sách và công cụ mới, giúp cải thiện tính minh bạch trong thị trường toàn cầu và tạo thuận lợi phối hợp phản ứng chính sách của các nhà sản xuất và kinh doanh lớn các loại ngũ cốc chủ chốt và đỗ tương trên thế giới trong trường hợp có biến động thị trường.
Các cơ quan trên đặc biệt lưu ý rằng trong trường hợp giá lương thực tăng cao, các nước nên tránh việc mua vào quá ồ ạt, gây hoảng loạn trên thị trường, các nước sản xuất chủ chốt cũng không áp đặt hạn chế xuất khẩu, để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực. WFP ước tính giá lương thực cứ tăng 10% nghĩa là thế giới cần có thêm 200 triệu USD/năm để hỗ trợ lương thực.
Theo các cơ quan trên, thế giới hiện rất dễ bị tổn thương, kể cả khi sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt với điều kiện thời tiết thuận lợi, bởi chỉ có một số ít nước sản xuất lương thực lớn, trong khi mỗi năm dân số toàn cầu tăng thêm tới 80 triệu người.
Tuyên bố kết luận rằng giải pháp tốt nhất cho thế giới hiện nay là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững, nhất là ở các nước nghèo và các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.
Tuyên bố cũng kêu gọi khắc phục tình trạng lãng phí lương thực, ước tính gây thiệt hại tới 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu hàng năm. Các nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp và an sinh xã hội, xem xét và điều chỉnh các chính sách hiện hành, trong bối cảnh thị trường lương thực toàn cầu chịu áp lực tăng giá và các nguồn cung đang giảm dần./.
(TTXVN)