Tại lễ phát động “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của thanh thiếu nhi và cộng đồng” ngày 15/9, hầu hết đại diện của các tổ chức trong nước và quốc tế đều khuyến cáo rằng cần thiết phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em để bảo đảm an toàn cho thế hệ tương lai của đất nước.
Hoạt động này do Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức.
Để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng do tai nạn giao thông gây ra, kể từ ngày 20/5/2010, theo quy định mới tại Nghị định 34 của Chính phủ, trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trên xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt từ 100.000-200.000 đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, việc thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy chưa đạt được kết quả như mong muốn là do người tham gia giao thông chưa hiểu được tác dụng an toàn của việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ.
Nhiều người nghĩ rằng việc đội mũ bảo hiểm có thể làm tăng nguy cơ xảy ra chấn thương cổ đối với trẻ, nhưng điều này là hoàn toàn sai và không có căn cứ.
Cùng quan điểm với ông Thuấn, ông Jonathon Passmore - đại diện của WHO tại Việt Nam khẳng định trẻ em đội mũ bảo hiểm có chất lượng cao, đúng quy cách là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm chấn thương đầu và tử vong khi va chạm môtô, xe máy.
Một nghiên cứu gần đây về vấn đề va chạm môtô, xe máy ở các nhóm tuổi cho thấy đội mũ bảo hiểm thực sự hiệu quả cao cho an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể, người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm sẽ giảm nguy cơ chấn thương đầu tới 69%, giảm 42% nguy cơ tử vong.
Theo thống kê của Cục quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có hơn 1.900 trường hợp trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm 24-26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích.
Tỷ lệ trẻ dưới 19 tuổi bị chấn thương sọ não chiếm 25%.
Tuy nhiên, nhóm trẻ từ 5-14 tuổi có tỷ lệ chấn thương sọ não là 27,3%, cao hơn so với nhóm tuổi từ 0-4 và từ 15-19.
Hơn 1/2 trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ tử vong do tai nạn thương tích vì không đội mũ bảo hiểm ngày một tăng./.
Hoạt động này do Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức.
Để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng do tai nạn giao thông gây ra, kể từ ngày 20/5/2010, theo quy định mới tại Nghị định 34 của Chính phủ, trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trên xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt từ 100.000-200.000 đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, việc thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy chưa đạt được kết quả như mong muốn là do người tham gia giao thông chưa hiểu được tác dụng an toàn của việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ.
Nhiều người nghĩ rằng việc đội mũ bảo hiểm có thể làm tăng nguy cơ xảy ra chấn thương cổ đối với trẻ, nhưng điều này là hoàn toàn sai và không có căn cứ.
Cùng quan điểm với ông Thuấn, ông Jonathon Passmore - đại diện của WHO tại Việt Nam khẳng định trẻ em đội mũ bảo hiểm có chất lượng cao, đúng quy cách là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm chấn thương đầu và tử vong khi va chạm môtô, xe máy.
Một nghiên cứu gần đây về vấn đề va chạm môtô, xe máy ở các nhóm tuổi cho thấy đội mũ bảo hiểm thực sự hiệu quả cao cho an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể, người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm sẽ giảm nguy cơ chấn thương đầu tới 69%, giảm 42% nguy cơ tử vong.
Theo thống kê của Cục quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có hơn 1.900 trường hợp trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm 24-26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích.
Tỷ lệ trẻ dưới 19 tuổi bị chấn thương sọ não chiếm 25%.
Tuy nhiên, nhóm trẻ từ 5-14 tuổi có tỷ lệ chấn thương sọ não là 27,3%, cao hơn so với nhóm tuổi từ 0-4 và từ 15-19.
Hơn 1/2 trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ tử vong do tai nạn thương tích vì không đội mũ bảo hiểm ngày một tăng./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)