Chiều 14/8, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình biểu dương những nỗ lực của ngành Tòa án trong việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp trong thời gian qua; đồng thời đánh giá cao những ý kiến đóng góp, kiến nghị của các đại biểu góp ý vào báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của ngành Tòa án Nhân dân.
Để khẳng định vị trí, vai trò “trung tâm” của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp, ông Trương Hòa Bình đề nghị ngành Tòa án tiếp tục chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu, đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ chức cũng như hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Ngành cũng cần xác định việc đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá để nâng cao công tác xét xử, đảm bảo những phán quyết của Tòa án đúng luật, mang lại công lý, niềm tin cho nhân dân và xã hội.
Ngành Tòa án phải chú trọng hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh; nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức của ngành Tòa án Nhân dân…
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã nghe và thảo luận, góp ý kiến nhiều nội dung cụ thể, thiết thực vào báo cáo 8 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp của Ban Cán sự Tòa án Nhân dân tối cao. Hội nghị cũng đề ra những phương hướng, giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp của ngành trong thời gian tới.
Báo cáo tổng kết của Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao về thực hiện cải cách tư pháp cho thấy các nội dung cải cách tư pháp liên quan tới tổ chức và hoạt động của Tòa án rất thiết thực, tạo sự chuyển biến về nhận thức đối với vị trí, vai trò của Tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp; được các cấp, các ngành quan tâm phối hợp và tạo điều kiện tốt hơn.
Ngành Tòa án làm tốt công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết 49 nên nhận thức của cán bộ, công chức đối với công tác cải cách tư pháp đã được nâng lên rõ rệt, tạo chuyển biến tích cực ở nhiều lĩnh vực công tác.
Chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án từng bước được nâng lên; công tác xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật được chú trọng và đạt hiệu quả, nhất là đã thể chế hóa được nhiều nội dung đổi mới mà Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra.
8 năm qua, toàn ngành đã giải quyết trên 1,88 triệu vụ án các loại trong tổng số gần 1,97 triệu vụ án đã thụ lý, đạt 96%. Việc chấp hành quy định của pháp luật về thời hạn xét xử được các Tòa án thực hiện nghiêm túc, chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án từng bước được nâng lên. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán năm sau thấp hơn năm trước.
Một số khuyết điểm, thiếu sót trong công tác giải quyết, xét xử lại các vụ án như để vụ án quá hạn luật định, cho hưởng án treo không đúng quy định, bản án tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự... đã được Tòa án các cấp khắc phục có hiệu quả. Công tác xét xử các vụ việc dân sự và vụ án hành chính cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời các quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, tập thể và công dân.
Trung bình mỗi năm, Tòa án các cấp đã tổ chức khoảng 5.000 phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ án...
Tòa án các cấp đã triển khai sâu rộng việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ, chú trọng việc đánh giá chứng cứ mới.
Việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận không chỉ ở các phiên tòa xét xử hình sự mà được áp dụng đối với cả các phiên tòa xét xử dân sự, hành chính ./.
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình biểu dương những nỗ lực của ngành Tòa án trong việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp trong thời gian qua; đồng thời đánh giá cao những ý kiến đóng góp, kiến nghị của các đại biểu góp ý vào báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của ngành Tòa án Nhân dân.
Để khẳng định vị trí, vai trò “trung tâm” của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp, ông Trương Hòa Bình đề nghị ngành Tòa án tiếp tục chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu, đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ chức cũng như hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Ngành cũng cần xác định việc đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá để nâng cao công tác xét xử, đảm bảo những phán quyết của Tòa án đúng luật, mang lại công lý, niềm tin cho nhân dân và xã hội.
Ngành Tòa án phải chú trọng hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh; nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức của ngành Tòa án Nhân dân…
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã nghe và thảo luận, góp ý kiến nhiều nội dung cụ thể, thiết thực vào báo cáo 8 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp của Ban Cán sự Tòa án Nhân dân tối cao. Hội nghị cũng đề ra những phương hướng, giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp của ngành trong thời gian tới.
Báo cáo tổng kết của Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao về thực hiện cải cách tư pháp cho thấy các nội dung cải cách tư pháp liên quan tới tổ chức và hoạt động của Tòa án rất thiết thực, tạo sự chuyển biến về nhận thức đối với vị trí, vai trò của Tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp; được các cấp, các ngành quan tâm phối hợp và tạo điều kiện tốt hơn.
Ngành Tòa án làm tốt công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết 49 nên nhận thức của cán bộ, công chức đối với công tác cải cách tư pháp đã được nâng lên rõ rệt, tạo chuyển biến tích cực ở nhiều lĩnh vực công tác.
Chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án từng bước được nâng lên; công tác xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật được chú trọng và đạt hiệu quả, nhất là đã thể chế hóa được nhiều nội dung đổi mới mà Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra.
8 năm qua, toàn ngành đã giải quyết trên 1,88 triệu vụ án các loại trong tổng số gần 1,97 triệu vụ án đã thụ lý, đạt 96%. Việc chấp hành quy định của pháp luật về thời hạn xét xử được các Tòa án thực hiện nghiêm túc, chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án từng bước được nâng lên. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán năm sau thấp hơn năm trước.
Một số khuyết điểm, thiếu sót trong công tác giải quyết, xét xử lại các vụ án như để vụ án quá hạn luật định, cho hưởng án treo không đúng quy định, bản án tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự... đã được Tòa án các cấp khắc phục có hiệu quả. Công tác xét xử các vụ việc dân sự và vụ án hành chính cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời các quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, tập thể và công dân.
Trung bình mỗi năm, Tòa án các cấp đã tổ chức khoảng 5.000 phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ án...
Tòa án các cấp đã triển khai sâu rộng việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ, chú trọng việc đánh giá chứng cứ mới.
Việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận không chỉ ở các phiên tòa xét xử hình sự mà được áp dụng đối với cả các phiên tòa xét xử dân sự, hành chính ./.
Nguyễn Cường (TTXVN)