Nhờ tăng trưởng nhanh, nông nghiệp cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, giúp đảm bảo an ninh lương thực và ổn định kinh tế / xã hội. Trong ảnh: Nông dân Thừa Thiên/Huế thu hoạch lúa vụ Hè Thu 2019 trên cánh đồng mẫu lớn. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Vùng nuôi cá tra thương phẩm ở huyện Cao Lãnh được cấp mã số nhận diện. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí / TTXVN)
Thu hoạch lúa ở An Giang thuộc Tứ giác Long Xuyên. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cà phê là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm. (Ảnh: TTXVN)
Từ năm 2018, HTX nông nghiệp BBFarm ở xã Song Long, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đầu tư xây dựng hơn 3.000m2 nhà màng trồng dâu tây và các loại rau thủy canh; mỗi tháng cho thu hoạch khoảng 3,5 tấn sản phẩm, doanh thu hơn 300 triệu đồng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Hộ gia đình ở xóm Tướng Quân, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm để đầu tư trang trại chăn nuôi 6.000/6.500 con gà, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sản phẩm nho thương hiệu Nho Ba Mọi của Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất/Thương mại/Dịch vụ Ba Mọi nổi tiếng khắp cả nước (Ninh Thuận). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Nuôi tôm công nghiệp / bán công nghiệp trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở xã Bình Trị, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang là một trong các nội dung của tỉnh trong kế hoạch chuyển đổi 86.625 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng khác và nuôi thủy sản ở 12 huyện, thành phố nhằm khai thác, sử dụng đất sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, thủy sản tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN)
Mỗi niên vụ, tỉnh Bắc Giang có gần 30.000 ha trồng vải cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 150.000 tấn quả, tập trung ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang; trong đó diện tích sản xuất theo quy trình VietGap và được cấp mã vùng theo tiêu chuẩn GlobalGap đạt hơn 13.200 ha. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Công ty cổ phần gỗ Minh Dương/Chu Lai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành (Quảng Nam), chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Anh với kim ngạch mỗi năm đạt hơn 42 triệu USD. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Phú Tuấn, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt / TTXVN)
Nhờ các chính sách, chương trình hỗ trợ của Chính phủ nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, cũng như việc ứng dụng công nghệ cao và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt nhiều kết quả tích cực. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số hộ dân ở xã Phong An (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên/Huế) đã đưa vào trồng thành công hơn 4 ha cây atiso đỏ. Đây là loại cây phù hợp dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể chế biến ra nhiều sản phẩm cho thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/ha. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Chế biến nông sản xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Rau quả An Giang. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Mô hình trang trại thông minh Delco Farm (xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn công nghệ cao với hệ thống nuôi trồng đều được quản lý tự động bằng phần mềm máy tính, hạn chế đến mức thấp nhất sức lao động của con người, đồng thời đảm bảo chất lượng các sản phẩm ở mức cao đạt tiêu chuẩn cho phép. Sản phẩm do trang trại sản xuất đều có mã truy xuất nguồn gốc (QR code) để kiểm tra xuất xứ và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Mô hình nuôi cá tra theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp tại huyện Chợ Mới mở ra hướng đi mới, bền vững cho nghề nuôi cá tra ở An Giang, tạo diện mạo mới cho NTM ở An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Công ty TNHH sản xuất chè PELOYEN, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn tạo việc làm ổn định cho hơn 200 lao động tại địa phương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Gia đình anh Khuất Anh Tuấn ở thôn Xuân Chiên, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư chuồng trại nuôi 30 con bò sữa, mỗi tháng cung cấp cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) gần 5.000 kg sữa tươi, thu nhập hơn 60 triệu đồng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Vùng chuyên canh cà rốt tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Việt Nam còn xuất khẩu trung bình từ 7 / 8 triệu tấn gạo hàng năm. Từ chỗ là nước thiếu gạo, phải nhập khẩu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. (Ảnh: TTXVN)
Cánh đồng lớn - mô hình kiểu mẫu phát triển nông nghiệp nông nghệ cao ở An Giang. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)