Với bốn tiểu phẩm “Sợ ma," “Sợ chết," “Sợ vợ," “Sợ mất chức," chương trình hài kịch “Đời cười 9” của Nhà hát Tuổi trẻ là món quà đầy dí dỏm và ý nghĩa nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Tiếp nối thành công của “Đời cười 8” với chủ đề “Những bệnh nan y”, “Đời cười 9” của đạo diễn-nghệ sĩ nhân dân Lê Hùng đã đến với khán giả bằng nội dung xoay quanh những nỗi sợ hãi luôn ám ảnh mọi người, đôi khi gây ra những tấn bi-hài kịch cười rơi nước mắt. Ngay từ đêm công diễn đầu tiên vào ngày 4/3, “Đời cười 9” đã được công chúng thủ đô đón nhận nồng nhiệt.
“Sợ chết” là tiểu phẩm kể về ông Hoàng Dương, không dám nhìn vào tuổi già của mình, một ngày đã phải dùng mấy chục viên thuốc bổ các loại chỉ vì sợ chết. Ông còn mua thêm thuốc của người dân tộc và... tuyệt đối tránh nhắc đến từ "chết." Đến mức bạn bè kéo đến thăm, ông định không tiếp vì cho đó là điềm chẳng lành..., để rồi ông trở thành nạn nhân của chính những loại thuốc mà mình say mê.
Hay như trong “Sợ ma," thói yếu bóng vía của bố con ông Sỹ đã gây ra bao nhiêu chuyện rắc rối cho gia đình. Cậu con trai sợ ma đã thả tuột người yêu giữa đường chỉ vì về nhà nàng phải đi qua bãi tha ma. Còn ông bố thì chẳng dám lại gần người em trai vì cậu ta làm việc trong nhà xác của bệnh viện…
Ở tiểu phẩm “Sợ vợ," công chúng lại cười ông Thọ vì tuy khỏe mạnh nhưng ông lại thích ngồi xe lăn để được hầu hạ, mỗi ngày uống 15 cốc sữa, mà phải sữa do chính tay vợ pha. Để đến một ngày, ông trở thành nạn nhân của vợ mình, bị chính bà vợ đuổi ra khỏi nhà.
Với lối diễn sinh động, cuốn hút của nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh, nghệ sĩ ưu tú Ngọc Huyền, các nghệ sĩ Sĩ Tiến, Ngọc Bích, Tú Oanh, Tuấn Anh, Quang Ánh…, khán giả đã có được những tiếng cười sảng khoái và cả sự suy ngẫm về cuộc sống.
Hình dáng, điệu bộ và lời thoại của các nhân vật đã được đạo diễn-nghệ sĩ nhân dân Lê Hùng chăm chút khá kỹ. Tuy nhiên, vẫn có cảm giác hơi nhàm khi chương trình có đến 3 tiểu phẩm nhắc đến người già ở tuổi “U80." Họ đều xuất hiện theo kiểu chống gậy lộc cộc rồi dàn hàng ngang trên sân khấu. Bên cạnh đó, 2 tiểu phẩm liên tiếp là “Sợ chết” và “Sợ vợ” đều có kiểu môtip người giúp việc coi người già như trẻ con và chăm ẩu.
Song vẫn phải khẳng định, “Đời cười 9” đã mang đến một nét cười mềm mại, gần gũi với cuộc sống hiện đại và góp phần giúp nghệ sĩ nhân dân Lê Hùng tạo dựng được thương hiệu nghệ thuật trong lòng công chúng./.
Tiếp nối thành công của “Đời cười 8” với chủ đề “Những bệnh nan y”, “Đời cười 9” của đạo diễn-nghệ sĩ nhân dân Lê Hùng đã đến với khán giả bằng nội dung xoay quanh những nỗi sợ hãi luôn ám ảnh mọi người, đôi khi gây ra những tấn bi-hài kịch cười rơi nước mắt. Ngay từ đêm công diễn đầu tiên vào ngày 4/3, “Đời cười 9” đã được công chúng thủ đô đón nhận nồng nhiệt.
“Sợ chết” là tiểu phẩm kể về ông Hoàng Dương, không dám nhìn vào tuổi già của mình, một ngày đã phải dùng mấy chục viên thuốc bổ các loại chỉ vì sợ chết. Ông còn mua thêm thuốc của người dân tộc và... tuyệt đối tránh nhắc đến từ "chết." Đến mức bạn bè kéo đến thăm, ông định không tiếp vì cho đó là điềm chẳng lành..., để rồi ông trở thành nạn nhân của chính những loại thuốc mà mình say mê.
Hay như trong “Sợ ma," thói yếu bóng vía của bố con ông Sỹ đã gây ra bao nhiêu chuyện rắc rối cho gia đình. Cậu con trai sợ ma đã thả tuột người yêu giữa đường chỉ vì về nhà nàng phải đi qua bãi tha ma. Còn ông bố thì chẳng dám lại gần người em trai vì cậu ta làm việc trong nhà xác của bệnh viện…
Ở tiểu phẩm “Sợ vợ," công chúng lại cười ông Thọ vì tuy khỏe mạnh nhưng ông lại thích ngồi xe lăn để được hầu hạ, mỗi ngày uống 15 cốc sữa, mà phải sữa do chính tay vợ pha. Để đến một ngày, ông trở thành nạn nhân của vợ mình, bị chính bà vợ đuổi ra khỏi nhà.
Với lối diễn sinh động, cuốn hút của nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh, nghệ sĩ ưu tú Ngọc Huyền, các nghệ sĩ Sĩ Tiến, Ngọc Bích, Tú Oanh, Tuấn Anh, Quang Ánh…, khán giả đã có được những tiếng cười sảng khoái và cả sự suy ngẫm về cuộc sống.
Hình dáng, điệu bộ và lời thoại của các nhân vật đã được đạo diễn-nghệ sĩ nhân dân Lê Hùng chăm chút khá kỹ. Tuy nhiên, vẫn có cảm giác hơi nhàm khi chương trình có đến 3 tiểu phẩm nhắc đến người già ở tuổi “U80." Họ đều xuất hiện theo kiểu chống gậy lộc cộc rồi dàn hàng ngang trên sân khấu. Bên cạnh đó, 2 tiểu phẩm liên tiếp là “Sợ chết” và “Sợ vợ” đều có kiểu môtip người giúp việc coi người già như trẻ con và chăm ẩu.
Song vẫn phải khẳng định, “Đời cười 9” đã mang đến một nét cười mềm mại, gần gũi với cuộc sống hiện đại và góp phần giúp nghệ sĩ nhân dân Lê Hùng tạo dựng được thương hiệu nghệ thuật trong lòng công chúng./.
Việt Hà (Vietnam+)