Cũng như nhiều dân tộc khác, Tết cổ truyền của người dân tộc Thái được tổ chức đúng vào thời điểm Tết Nguyên đán của người Kinh.
Đối với người Thái trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giống như nhiều vùng khác, thường 25 tháng chạp là phiên chợ cuối cùng, cũng là thời khắc đánh dấu kết thúc một năm làm việc vất vả. Sau phiên chợ này, mọi người Thái được nghỉ ngơi chơi tết.
Để đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn, thường ngày 24 đến 26 tháng chạp, người Thái Mai Châu cầm quả cau, lá trầu đến mời thầy mo trong làng về nhà làm lễ cúng tổ tiên, xua đuổi tà ma và xin điều tốt lành.
Trong quan niệm của người Thái, thầy mo luôn được coi trọng và kính nể nhất làng. Thầy mo có thể nói chuyện với những người âm, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất của người đang sống đến với tổ tiên họ. Đối với người Thái, những ngày này là ngày họ gửi gắm những tình yêu thương, những lời chúc tốt đẹp nhất đến với những người đã khuất.
Đối với các gia đình, thường tối 28 và 29 tết là gói bánh chưng thì người Thái cũng vậy, nhưng có một điều khác biệt trong bánh chưng của người Thái là không có nhân đậu xanh. Bởi vì họ quan niệm hương vị của tết trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị lá dong và đó cũng là chủ thể để dâng lên, báo cáo với tổ tiên những thành quả đã đạt được trong năm vừa qua.
Ngoài ra, trong đồ cúng lễ, người Thái ở Mai Châu còn làm ba loại cơm màu là cơm trắng, đỏ, tím. Chị Khà Thị Yên, người Thái ở xóm Nhút, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cho biết không biết phong tục này có từ bao giờ, nhưng trong ngày tết cổ truyền, người Thái vẫn thường gói 3 loại bánh chưng vuông, tròn và dài và thổi cơm theo 3 màu khác nhau là trắng, đỏ và tím.
Theo phong tục, chủ nhà treo cây nêu trước cửa ra vào và treo 4 lá bùa làm bằng những cành cây có hoa (cây không có hoa không được coi là lá bùa hiệu nghiệm), được treo ở 4 góc của mái hiên nhà sàn, người Thái gọi đó là cái “Tà neo.”
Đến tối 30 tết, gia đình người Thái cũng tổ chức bữa cơm tất niên giống như người Kinh có sự góp mặt của anh em, bạn bè, làng xóm… Cả đêm mọi người thức uống rượu và đốt hương nhang không bao giờ tắt.
Sau lễ cúng giao thừa có đủ thịt, cơm và bánh chưng, nhà nào có chiêng hay cồng mang ra gõ... Theo quan niệm của người Thái, tiếng cồng, tiếng chiêng làm cho hoa xuân đua nở, vạn vật như gần gũi nhau hơn. Lúc vui tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên ngân nga không kể ngày hay đêm.
Trước khi các thành viên trong gia đình quây quần, vui vẻ thì chủ nhà mang một vò rượu cần đến đặt trước bếp lửa nhà mình để cúng lễ cầu mong thần bếp luôn giữ ngọn lửa ấm áp, tượng chưng cho ấm cúng và cầu cho gia đình luôn nhiều cơm, no đủ. Đến sáng mồng 1 tết, con gái Thái đem xôi ra quạt ở giữa gian nhà sàn để cúng ma nhà.
Họ dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là cúng tổ tiên nhà chồng, còn mâm đặt thấp hơn để cúng tổ tiên nhà vợ. Sau đó, gia đình quây quần lại ăn bữa cơm đầm ấm.
Trong ngày xuân mới, tiếng cười, tiếng nói hòa cùng với những chén rượu cay nồng, đồng bào Thái ở Mai Châu lại gửi tặng nhau những lời chúc tốt đẹp nhất./.
Đối với người Thái trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giống như nhiều vùng khác, thường 25 tháng chạp là phiên chợ cuối cùng, cũng là thời khắc đánh dấu kết thúc một năm làm việc vất vả. Sau phiên chợ này, mọi người Thái được nghỉ ngơi chơi tết.
Để đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn, thường ngày 24 đến 26 tháng chạp, người Thái Mai Châu cầm quả cau, lá trầu đến mời thầy mo trong làng về nhà làm lễ cúng tổ tiên, xua đuổi tà ma và xin điều tốt lành.
Trong quan niệm của người Thái, thầy mo luôn được coi trọng và kính nể nhất làng. Thầy mo có thể nói chuyện với những người âm, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất của người đang sống đến với tổ tiên họ. Đối với người Thái, những ngày này là ngày họ gửi gắm những tình yêu thương, những lời chúc tốt đẹp nhất đến với những người đã khuất.
Đối với các gia đình, thường tối 28 và 29 tết là gói bánh chưng thì người Thái cũng vậy, nhưng có một điều khác biệt trong bánh chưng của người Thái là không có nhân đậu xanh. Bởi vì họ quan niệm hương vị của tết trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị lá dong và đó cũng là chủ thể để dâng lên, báo cáo với tổ tiên những thành quả đã đạt được trong năm vừa qua.
Ngoài ra, trong đồ cúng lễ, người Thái ở Mai Châu còn làm ba loại cơm màu là cơm trắng, đỏ, tím. Chị Khà Thị Yên, người Thái ở xóm Nhút, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cho biết không biết phong tục này có từ bao giờ, nhưng trong ngày tết cổ truyền, người Thái vẫn thường gói 3 loại bánh chưng vuông, tròn và dài và thổi cơm theo 3 màu khác nhau là trắng, đỏ và tím.
Theo phong tục, chủ nhà treo cây nêu trước cửa ra vào và treo 4 lá bùa làm bằng những cành cây có hoa (cây không có hoa không được coi là lá bùa hiệu nghiệm), được treo ở 4 góc của mái hiên nhà sàn, người Thái gọi đó là cái “Tà neo.”
Đến tối 30 tết, gia đình người Thái cũng tổ chức bữa cơm tất niên giống như người Kinh có sự góp mặt của anh em, bạn bè, làng xóm… Cả đêm mọi người thức uống rượu và đốt hương nhang không bao giờ tắt.
Sau lễ cúng giao thừa có đủ thịt, cơm và bánh chưng, nhà nào có chiêng hay cồng mang ra gõ... Theo quan niệm của người Thái, tiếng cồng, tiếng chiêng làm cho hoa xuân đua nở, vạn vật như gần gũi nhau hơn. Lúc vui tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên ngân nga không kể ngày hay đêm.
Trước khi các thành viên trong gia đình quây quần, vui vẻ thì chủ nhà mang một vò rượu cần đến đặt trước bếp lửa nhà mình để cúng lễ cầu mong thần bếp luôn giữ ngọn lửa ấm áp, tượng chưng cho ấm cúng và cầu cho gia đình luôn nhiều cơm, no đủ. Đến sáng mồng 1 tết, con gái Thái đem xôi ra quạt ở giữa gian nhà sàn để cúng ma nhà.
Họ dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là cúng tổ tiên nhà chồng, còn mâm đặt thấp hơn để cúng tổ tiên nhà vợ. Sau đó, gia đình quây quần lại ăn bữa cơm đầm ấm.
Trong ngày xuân mới, tiếng cười, tiếng nói hòa cùng với những chén rượu cay nồng, đồng bào Thái ở Mai Châu lại gửi tặng nhau những lời chúc tốt đẹp nhất./.
Nguyễn Quốc Trị (TTXVN/Vietnam+)