Không chỉ nổi tiếng có cảnh quan đẹp, chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, còn được biết đến như là một "ngôi trường dạy nghề" điêu khắc gỗ, đào tạo nghề cho các thanh niên dân tộc Khmer.
"Ngôi trường dạy nghề” này hơn 10 năm qua đã đào tạo 60 thanh niên dân tộc Khmer trở thành nghệ nhân có cuộc sống ổn định từ nghề điêu khắc học được trong nhà chùa trong thời gian họ vào tu học.
Đến chùa Hang, điều đầu tiên khiến du khách ấn tượng là âm thanh của muôn vàn tiếng chim véo von ríu rít hòa lẫn tiếng đục đẽo, chạm khắc vào thân gỗ của các vị sư sãi, nghệ nhân trong chùa tạo nên một “bản đại hòa tấu” rộn rã khác hẳn vẻ u tịch vắng lặng như ở các ngôi chùa khác
Từ ngôi chánh điện, tăng xá, phòng khách, phòng học…, đâu đâu cũng đều trưng bày các tác phẩm điêu khắc gỗ hết sức độc đáo và tinh xảo như: Tứ linh, Cửu long tranh châu, Song phụng, Song ngư, Mười hai con giáp cùng nhiều tác phẩm mô tả về sinh hoạt đời sống, sản xuất của người Khmer Nam bộ.
Người đã có công đưa nghề điêu khắc đến với nhà chùa và thành lập nên “trường dạy nghề” là sư cả Thạch Suông.
Năm 2002, khi chùa Hang xây dựng ngôi chánh điện đã mời nghệ nhân Thạch Buôl ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vẽ các hoa văn, họa tiết và thực hiện điêu khắc một vài tác phẩm để trang trí.
Nhận thấy sự tài hoa của ông Thạch Buôl, sư cả Thạch Suông nảy ý nghĩ mời nghệ nhân này dạy nghề cho vị sư trẻ trong nhà chùa. “ Tôi nghĩ nếu các sư trẻ được truyền dạy, khi hoàn tục sẽ có một nghề làm kế sinh nhai. Hơn nữa, đây vốn là nghề truyền thống của dân tộc nên rất cần được truyền dạy lại để bảo tồn và phát huy,” sư cả Thạch Suông nói.
Vậy là “trường dạy nghề” nơi Phật tự được hình thành với lớp học đầu tiên có bốn vị sư trẻ theo học. Sau hai năm miệt mài học nghề, bốn vị sư trẻ đều trở thành thợ giỏi. Rồi người học trước truyền nghề lại miễn phí cho người đến sau, cứ thế, “trường dạy nghề” thu hút ngày càng đông các vị sư sãi, thanh niên Khmer trong tỉnh tìm đến học.
Năm 2005, được sự động viên của chính quyền địa phương, sư cả Thạch Suông đứng ra thành lập Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang với hơn 10 thành viên là những vị sư có tay nghề cao, để vừa mở rộng việc dạy nghề cho thanh niên Khmer, vừa quảng bá, bán sản phẩm để có nguồn kinh phí trang trải cho công tác dạy nghề miễn phí.
Tiếng lành bay xa, các tác phẩm nghệ thuật của Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang nhanh chóng được du khách trong và ngoài nước yêu thích đón nhận. Một trong những tác phẩm độc đáo, hoành tráng, nổi tiếng nhất của Câu lạc bộ thu hút du khách khi đặt chân đến Trà Vinh phải đến chiêm ngưỡng là tác phẩm Cửu long tranh châu, có kích thước 3,5m x 3,5m, được kết ghép điêu khắc từ chín gốc rễ cây cổ thụ.
Theo sư cả Thạch Suông, tính đến nay, Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang đã cho ra đời hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật theo đơn đặt hàng của du khách xa gần. Nhiều người sau khi học nghề trở về gia đình đã tự mở cơ cở điêu khắc và có cuộc sống ổn định với mức thu nhập mỗi tháng từ 3-5 triệu đồng.
Sư cả Thạch Suông mong muốn luôn duy trì được “trường dạy nghề” nơi Phật tự này để vừa tạo nghề, vừa bảo tồn và phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer./.
"Ngôi trường dạy nghề” này hơn 10 năm qua đã đào tạo 60 thanh niên dân tộc Khmer trở thành nghệ nhân có cuộc sống ổn định từ nghề điêu khắc học được trong nhà chùa trong thời gian họ vào tu học.
Đến chùa Hang, điều đầu tiên khiến du khách ấn tượng là âm thanh của muôn vàn tiếng chim véo von ríu rít hòa lẫn tiếng đục đẽo, chạm khắc vào thân gỗ của các vị sư sãi, nghệ nhân trong chùa tạo nên một “bản đại hòa tấu” rộn rã khác hẳn vẻ u tịch vắng lặng như ở các ngôi chùa khác
Từ ngôi chánh điện, tăng xá, phòng khách, phòng học…, đâu đâu cũng đều trưng bày các tác phẩm điêu khắc gỗ hết sức độc đáo và tinh xảo như: Tứ linh, Cửu long tranh châu, Song phụng, Song ngư, Mười hai con giáp cùng nhiều tác phẩm mô tả về sinh hoạt đời sống, sản xuất của người Khmer Nam bộ.
Người đã có công đưa nghề điêu khắc đến với nhà chùa và thành lập nên “trường dạy nghề” là sư cả Thạch Suông.
Năm 2002, khi chùa Hang xây dựng ngôi chánh điện đã mời nghệ nhân Thạch Buôl ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vẽ các hoa văn, họa tiết và thực hiện điêu khắc một vài tác phẩm để trang trí.
Nhận thấy sự tài hoa của ông Thạch Buôl, sư cả Thạch Suông nảy ý nghĩ mời nghệ nhân này dạy nghề cho vị sư trẻ trong nhà chùa. “ Tôi nghĩ nếu các sư trẻ được truyền dạy, khi hoàn tục sẽ có một nghề làm kế sinh nhai. Hơn nữa, đây vốn là nghề truyền thống của dân tộc nên rất cần được truyền dạy lại để bảo tồn và phát huy,” sư cả Thạch Suông nói.
Vậy là “trường dạy nghề” nơi Phật tự được hình thành với lớp học đầu tiên có bốn vị sư trẻ theo học. Sau hai năm miệt mài học nghề, bốn vị sư trẻ đều trở thành thợ giỏi. Rồi người học trước truyền nghề lại miễn phí cho người đến sau, cứ thế, “trường dạy nghề” thu hút ngày càng đông các vị sư sãi, thanh niên Khmer trong tỉnh tìm đến học.
Năm 2005, được sự động viên của chính quyền địa phương, sư cả Thạch Suông đứng ra thành lập Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang với hơn 10 thành viên là những vị sư có tay nghề cao, để vừa mở rộng việc dạy nghề cho thanh niên Khmer, vừa quảng bá, bán sản phẩm để có nguồn kinh phí trang trải cho công tác dạy nghề miễn phí.
Tiếng lành bay xa, các tác phẩm nghệ thuật của Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang nhanh chóng được du khách trong và ngoài nước yêu thích đón nhận. Một trong những tác phẩm độc đáo, hoành tráng, nổi tiếng nhất của Câu lạc bộ thu hút du khách khi đặt chân đến Trà Vinh phải đến chiêm ngưỡng là tác phẩm Cửu long tranh châu, có kích thước 3,5m x 3,5m, được kết ghép điêu khắc từ chín gốc rễ cây cổ thụ.
Theo sư cả Thạch Suông, tính đến nay, Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang đã cho ra đời hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật theo đơn đặt hàng của du khách xa gần. Nhiều người sau khi học nghề trở về gia đình đã tự mở cơ cở điêu khắc và có cuộc sống ổn định với mức thu nhập mỗi tháng từ 3-5 triệu đồng.
Sư cả Thạch Suông mong muốn luôn duy trì được “trường dạy nghề” nơi Phật tự này để vừa tạo nghề, vừa bảo tồn và phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer./.
Phúc Sơn (TTXVN)