Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Minh, số 4 Yên Thế, phường 10, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng để chiêm ngưỡng bức bản đồ đá từng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Người Việt Nam đầu tiên làm bản đồ bằng đá.”
Đá vốn vô tri nhưng khi đá được thổi hồn, thổi vào tình yêu đất nước thì đá “biết nói”. Lời nói của những điều cao cả. Ngày xưa, cụ Phan Bội Châu từng “Bái thạch vi huynh” (gọi đá bằng anh) để tâm tư chuyện thế sự. Ông không gọi đá bằng anh nhưng đã dùng đá để nói lên tình yêu nước thiết tha của mình.
Không ít người gọi tấm bản đồ Việt Nam bằng đá là “kỷ lục của lòng yêu nước.” Chúng tôi cũng đã đến, đã tâm sự với ông Minh để có thêm những chiêm nghiệm về Tổ quốc, về tình yêu non sông đất nước.
Đã bước vào tuổi thất thập nhưng ông Minh vẫn minh mẫn khi suốt 3 giờ nói chuyện không ra ngoài chuyện...đá. Ông bảo, ngay từ hồi còn học cấp 2 ông đã nung nấu ý tưởng sưu tầm đá nhưng mãi đến ngày nghỉ hưu sau 2 nhiệm kỳ làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng ông mới có dịp thực hiện ý tưởng tạo tác nên bức bản đồ bằng đá của về mọi miền quê hương.
Hiện tại, trên bản đồ đất nước có kích cỡ 1x2 mét có tới hàng trăm viên đá được ông sưu tầm từ 59 tỉnh, thành từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái.
Bộ sưu tập đá của ông Nguyễn Văn Minh được tìm kiếm dựa trên tiêu chí: đá từ những di tích lịch sử văn hóa và đá gắn với các chiến công chói lọi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở các tỉnh, thành.
Sau hơn hai mươi năm sưu tập đá tính từ năm 1980, ông Minh đã lấy được đá từ hàng trăm địa điểm như Đống Đa (Hà Nội), đền Hùng, đá cầu Hàm Rồng, đá Côn Sơn, đá Đất Mũi, đá đảo Phú Quốc, Trường Sa, Hoàng Sa...Trong đó có một viên đá ở núi Rọi Đèn-Truyền Đăng Sơn (Quảng Ninh).
Ông Minh lý giải về niềm tâm đắc với viên đá nơi ngọn núi này: “Đây là viên đá gắn với chủ quyền, với hào khí dân tộc. Tại Truyền Đăng Sơn, vào năm 1468, vua Trần Anh Tông đã có một bài thơ khắc vào đá núi khẳng định chủ quyền của lãnh thổ đất nước. Đây là điều tuyệt vời, không nơi đâu trên đất Việt có được.”
Cùng trường suy nghĩ này, ông còn tìm được đá ở Côn Sơn gắn liền với Nguyễn Trãi; đá gắn với di tích của Lý Thường Kiệt; đá ở quê hương Nam Đàn nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh; đá ở núi Đại Huệ - nơi thân mẫu Bác Hồ yên nghỉ...
Cùng với việc tạo tác bản đồ đất nước bằng đá xác lập kỷ lục, ông Nguyễn Văn Minh còn tự sưu tầm và biên soạn cuốn sách “Hình tượng đá trong thi ca Việt Nam.”
Trong lời tựa cuốn sách này, ông tự bạch: “Nước Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trên đất liền, nơi hải đảo đã diễn ra nhiều trận giao tranh để bảo vệ chủ quyền đất nước, cùng với sự lao động cần cù đã hình thành nên quê hương đất Việt vững như bàn thạch. Điều kỳ diệu và thú vị là từ đỉnh Lũng Cú - Hà Giang nơi địa đầu đất nước đến tận cùng Tổ quốc đất Mũi Cà Mau đều có núi đá, bãi đá. Mạch Trường Sơn hùng vĩ kéo dài từ Bắc vào Nam tạo nên chữ S hình dáng Tổ quốc cũng nhờ có đá...”
Tình yêu nước, tự ngàn xưa là tình cảm thiêng liêng, thiết tha và đáng trân trọng nhất ở mỗi con dân nước Việt. Thể hiện, chuyển tải tình cảm đó như thế nào là quyền của mỗi con người trong tổ ấm con Lạc cháu Hồng. Ông Nguyễn Văn Minh đã chọn được một cách thể hiện độc đáo. Nhờ sự sáng tạo, độc đáo đó đã góp phần tuyên truyền hình ảnh đất nước ra với bè bạn thế giới.
Trong số hàng nghìn du khách đã đến tham quan bức bản đồ nước Việt bằng đá của ông, có hàng trăm người là du khách ngoại quốc. Trong hai cuốn sổ dày hơn 300 trang ghi lại bút tích của những người qua đây, chúng tôi nhận thấy có cả những dòng lưu bút bằng các thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung, Nga... Nhiều phóng viên, đài truyền hình quốc tế đã làm phóng sự về ông và bức bản đồ độc đáo này.
Sau khi tạo lập được bản đồ đá mang hồn thiêng, hào khí sông núi dân tộc, hiện ông Minh đang tạo tác một vườn tượng đá trên gốc gỗ Pơmu chín ngọn. Những bức tượng vĩ nhân, danh nhân của dân tộc được ông bố trí trên gốc cây này cũng lại là chất liệu đá. Tượng Vua Hùng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Bác Hồ, Nguyễn Đình Chiểu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... bằng đá được chính tay ông bài trí trên gốc Pơmu lại thêm là một tác phẩm độc đáo của người yêu đá, yêu nước.
Từ lòng yêu nước và tinh thần vì Tổ quốc thiêng liêng, mỗi một công dân đều tự tìm cho mình được một cách thể hiện độc đáo, sáng tạo. Chính bằng bàn tay, khối óc và tinh thần yêu nước của mình, ông Nguyễn Văn Minh đã chọn được một cách chuyển tải độc đáo nhưng vô cùng có ý nghĩa./.
Đá vốn vô tri nhưng khi đá được thổi hồn, thổi vào tình yêu đất nước thì đá “biết nói”. Lời nói của những điều cao cả. Ngày xưa, cụ Phan Bội Châu từng “Bái thạch vi huynh” (gọi đá bằng anh) để tâm tư chuyện thế sự. Ông không gọi đá bằng anh nhưng đã dùng đá để nói lên tình yêu nước thiết tha của mình.
Không ít người gọi tấm bản đồ Việt Nam bằng đá là “kỷ lục của lòng yêu nước.” Chúng tôi cũng đã đến, đã tâm sự với ông Minh để có thêm những chiêm nghiệm về Tổ quốc, về tình yêu non sông đất nước.
Đã bước vào tuổi thất thập nhưng ông Minh vẫn minh mẫn khi suốt 3 giờ nói chuyện không ra ngoài chuyện...đá. Ông bảo, ngay từ hồi còn học cấp 2 ông đã nung nấu ý tưởng sưu tầm đá nhưng mãi đến ngày nghỉ hưu sau 2 nhiệm kỳ làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng ông mới có dịp thực hiện ý tưởng tạo tác nên bức bản đồ bằng đá của về mọi miền quê hương.
Hiện tại, trên bản đồ đất nước có kích cỡ 1x2 mét có tới hàng trăm viên đá được ông sưu tầm từ 59 tỉnh, thành từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái.
Bộ sưu tập đá của ông Nguyễn Văn Minh được tìm kiếm dựa trên tiêu chí: đá từ những di tích lịch sử văn hóa và đá gắn với các chiến công chói lọi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở các tỉnh, thành.
Sau hơn hai mươi năm sưu tập đá tính từ năm 1980, ông Minh đã lấy được đá từ hàng trăm địa điểm như Đống Đa (Hà Nội), đền Hùng, đá cầu Hàm Rồng, đá Côn Sơn, đá Đất Mũi, đá đảo Phú Quốc, Trường Sa, Hoàng Sa...Trong đó có một viên đá ở núi Rọi Đèn-Truyền Đăng Sơn (Quảng Ninh).
Ông Minh lý giải về niềm tâm đắc với viên đá nơi ngọn núi này: “Đây là viên đá gắn với chủ quyền, với hào khí dân tộc. Tại Truyền Đăng Sơn, vào năm 1468, vua Trần Anh Tông đã có một bài thơ khắc vào đá núi khẳng định chủ quyền của lãnh thổ đất nước. Đây là điều tuyệt vời, không nơi đâu trên đất Việt có được.”
Cùng trường suy nghĩ này, ông còn tìm được đá ở Côn Sơn gắn liền với Nguyễn Trãi; đá gắn với di tích của Lý Thường Kiệt; đá ở quê hương Nam Đàn nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh; đá ở núi Đại Huệ - nơi thân mẫu Bác Hồ yên nghỉ...
Cùng với việc tạo tác bản đồ đất nước bằng đá xác lập kỷ lục, ông Nguyễn Văn Minh còn tự sưu tầm và biên soạn cuốn sách “Hình tượng đá trong thi ca Việt Nam.”
Trong lời tựa cuốn sách này, ông tự bạch: “Nước Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trên đất liền, nơi hải đảo đã diễn ra nhiều trận giao tranh để bảo vệ chủ quyền đất nước, cùng với sự lao động cần cù đã hình thành nên quê hương đất Việt vững như bàn thạch. Điều kỳ diệu và thú vị là từ đỉnh Lũng Cú - Hà Giang nơi địa đầu đất nước đến tận cùng Tổ quốc đất Mũi Cà Mau đều có núi đá, bãi đá. Mạch Trường Sơn hùng vĩ kéo dài từ Bắc vào Nam tạo nên chữ S hình dáng Tổ quốc cũng nhờ có đá...”
Tình yêu nước, tự ngàn xưa là tình cảm thiêng liêng, thiết tha và đáng trân trọng nhất ở mỗi con dân nước Việt. Thể hiện, chuyển tải tình cảm đó như thế nào là quyền của mỗi con người trong tổ ấm con Lạc cháu Hồng. Ông Nguyễn Văn Minh đã chọn được một cách thể hiện độc đáo. Nhờ sự sáng tạo, độc đáo đó đã góp phần tuyên truyền hình ảnh đất nước ra với bè bạn thế giới.
Trong số hàng nghìn du khách đã đến tham quan bức bản đồ nước Việt bằng đá của ông, có hàng trăm người là du khách ngoại quốc. Trong hai cuốn sổ dày hơn 300 trang ghi lại bút tích của những người qua đây, chúng tôi nhận thấy có cả những dòng lưu bút bằng các thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung, Nga... Nhiều phóng viên, đài truyền hình quốc tế đã làm phóng sự về ông và bức bản đồ độc đáo này.
Sau khi tạo lập được bản đồ đá mang hồn thiêng, hào khí sông núi dân tộc, hiện ông Minh đang tạo tác một vườn tượng đá trên gốc gỗ Pơmu chín ngọn. Những bức tượng vĩ nhân, danh nhân của dân tộc được ông bố trí trên gốc cây này cũng lại là chất liệu đá. Tượng Vua Hùng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Bác Hồ, Nguyễn Đình Chiểu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... bằng đá được chính tay ông bài trí trên gốc Pơmu lại thêm là một tác phẩm độc đáo của người yêu đá, yêu nước.
Từ lòng yêu nước và tinh thần vì Tổ quốc thiêng liêng, mỗi một công dân đều tự tìm cho mình được một cách thể hiện độc đáo, sáng tạo. Chính bằng bàn tay, khối óc và tinh thần yêu nước của mình, ông Nguyễn Văn Minh đã chọn được một cách chuyển tải độc đáo nhưng vô cùng có ý nghĩa./.
Sơn Tùng (TTXVN/Vietnam+)