Giữa gian trưng bày sản phẩm làng nghề của địa phương trong tỉnh Hà Nam, có một mô hình tàu chiến làm bằng gỗ Hương được đặt ngay chính giữa, với các chi tiết được chế tác một cách tinh xảo, tỉ mỉ mô phỏng một chiến hạm thời cổ.
Sản phẩm này có xuất xứ tại Công ty cổ phần Phú Vinh của ông Nguyễn Văn Phú, thôn Đô Hai, xã An Lão, huyện Bình Lục. Có dịp đến thăm cơ sở sản xuất này mới thấy hết được không khí lao động hăng say, miệt mài và cẩn trọng của các công nhân, thợ lành nghề tại đây.
Ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty cho biết hiện công ty có khoảng 20 thợ làm việc thường xuyên tại xưởng và hàng chục thợ phụ được thuê mướn theo hợp đồng thời vụ ở địa phương, chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống từ chất liệu sừng và đồ gỗ mỹ nghệ. Trong đó có một khoảng rất rộng là nơi làm việc của 14 thợ chính, thợ phụ sản xuất mô hình tàu chiến, thuyền các loại với mẫu mã, kích thước đa dạng.
Đô Hai xưa nay nổi tiếng với nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ từ sừng trâu, sừng bò, nhưng một vài năm trở lại đây nghề này có dấu hiệu mai một bởi sự nghèo nàn về mẫu mã, mặc dù giá thành đã nhiều lần được giảm nhưng vẫn không tìm được đầu ra. Là người nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, ông Phú đã dành nhiều thời gian tìm hiểu thị trường, nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm mới có kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng tốt hơn.
Cũng thật tình cờ, một lần vào tham quan một mô hình sản xuất sừng trong tỉnh Đồng Nai, ông Phú thấy tại đây người ta còn làm cả mô hình những chiếc tàu chiến, thuyền buồm hết sức bắt mắt. Thoáng nghĩ trong đầu là có thể phát triển nghề này ngay tại quê hương mình, ông còn được biết vào thời điểm đó ngoài Bắc chưa có cơ sở nào chế tác những sản phẩm này. Kế hoạch sản xuất mô hình tàu, thuyền cũng được xuất phát từ đây. Chỉ một tháng sau khi khảo sát tại các tỉnh miền Nam, ông đã thành lập nên xưởng sản xuất mô hình tàu thuyền từ gỗ đầu tiên ở Hà Nam, cũng như ở miền Bắc.
Quan sát những người thợ thoăn thoắt thể hiện những thao tác của từng khâu trong một dây chuyền sản xuất khép kín mới thấy hết được sự kỳ công của nghề này. Từ khâu chọn gỗ, xẻ gỗ, ghép khung, đánh bóng, căng dây... đều được làm hết sức tỷ mỷ.
Ông Phú cho biết, chỉ riêng khâu xẻ gỗ cũng đã ngốn rất nhiều thời gian của người thợ, thoạt đầu chỉ xẻ được những tấm gỗ có độ dày 5mm, nếu xẻ mỏng hơn gỗ sẽ bị vỡ, hơn nữa nếu sử dụng những tấm này làm thuyền sẽ nặng, tốn kém và không thẩm mỹ. Đây thực sự là một khó khăn đối với những người thợ tại xưởng. Được sự tư vấn và giúp đỡ của những người thợ lành nghề trong Đồng Nai, ông Phú quyết định đầu tư gần 200 triệu đồng trang bị một loạt máy móc, từ máy cưa đến máy bào, máy đục, máy đánh bóng, máy uốn gỗ... để có thể làm ra các bộ phận mỏng hơn và theo ý của người thợ.
Hiện các mặt hàng chủ yếu của công ty là sản xuất các loại tàu chiến, thuyền thái, thuyền chân quay, thuyền vỏ dưa, thuyền du lịch..., tất cả các chi tiết của sản phẩm đều được chế tác từ gỗ Hương đỏ. Gian trưng bày sản phẩm của công ty được bày biện một cách gọn gàng và ngăn nắp đã cho chúng tôi cảm giác như đứng trước một hạm đội tàu thuyền nhiều mẫu mã, màu sắc và kích thước mỗi chiếc thuyền có chiều dài từ 0,6m đến 2m.
Ông Phú cho biết hiện công ty hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, từ làm đồ gỗ gia dụng đến đồ mỹ nghệ từ sừng và mô hình tàu thuyền với số lượng lao động lên đến gần 100 người, nhưng những người thợ làm mô hình thuyền là có thu nhập cao nhất, thợ giỏi được trả lương ổn định trên 10 triệu đồng/tháng.
Cũng xuất phát từ tâm niệm muốn tạo thật nhiều công việc cho người dân địa phương cũng như các xã lân cận, ông Phú còn thuê hàng chục lao động thời vụ tại địa phương, làm các công việc phụ trợ với mức lương bình quân từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Để phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, ông Phú đã mạnh dạn mở một cửa hàng tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để trưng bày, giới thiệu sản phẩm của công ty. Ông cho biết, hiện công việc của công ty tiến triển rất tốt, phần lớn sản phẩm làm ra được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, vốn là thị trường khó tính trong việc lựa chọn những sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ông Phú dự định trong thời gian tới sẽ xin cấp đất để mở rộng thêm nhà xưởng, đầu tư máy móc để phát triển chuyên sâu vào nghề làm mô hình tàu thuyền hiện vẫn còn rất mới lạ ở địa phương này./.
Sản phẩm này có xuất xứ tại Công ty cổ phần Phú Vinh của ông Nguyễn Văn Phú, thôn Đô Hai, xã An Lão, huyện Bình Lục. Có dịp đến thăm cơ sở sản xuất này mới thấy hết được không khí lao động hăng say, miệt mài và cẩn trọng của các công nhân, thợ lành nghề tại đây.
Ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty cho biết hiện công ty có khoảng 20 thợ làm việc thường xuyên tại xưởng và hàng chục thợ phụ được thuê mướn theo hợp đồng thời vụ ở địa phương, chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống từ chất liệu sừng và đồ gỗ mỹ nghệ. Trong đó có một khoảng rất rộng là nơi làm việc của 14 thợ chính, thợ phụ sản xuất mô hình tàu chiến, thuyền các loại với mẫu mã, kích thước đa dạng.
Đô Hai xưa nay nổi tiếng với nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ từ sừng trâu, sừng bò, nhưng một vài năm trở lại đây nghề này có dấu hiệu mai một bởi sự nghèo nàn về mẫu mã, mặc dù giá thành đã nhiều lần được giảm nhưng vẫn không tìm được đầu ra. Là người nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, ông Phú đã dành nhiều thời gian tìm hiểu thị trường, nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm mới có kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng tốt hơn.
Cũng thật tình cờ, một lần vào tham quan một mô hình sản xuất sừng trong tỉnh Đồng Nai, ông Phú thấy tại đây người ta còn làm cả mô hình những chiếc tàu chiến, thuyền buồm hết sức bắt mắt. Thoáng nghĩ trong đầu là có thể phát triển nghề này ngay tại quê hương mình, ông còn được biết vào thời điểm đó ngoài Bắc chưa có cơ sở nào chế tác những sản phẩm này. Kế hoạch sản xuất mô hình tàu, thuyền cũng được xuất phát từ đây. Chỉ một tháng sau khi khảo sát tại các tỉnh miền Nam, ông đã thành lập nên xưởng sản xuất mô hình tàu thuyền từ gỗ đầu tiên ở Hà Nam, cũng như ở miền Bắc.
Quan sát những người thợ thoăn thoắt thể hiện những thao tác của từng khâu trong một dây chuyền sản xuất khép kín mới thấy hết được sự kỳ công của nghề này. Từ khâu chọn gỗ, xẻ gỗ, ghép khung, đánh bóng, căng dây... đều được làm hết sức tỷ mỷ.
Ông Phú cho biết, chỉ riêng khâu xẻ gỗ cũng đã ngốn rất nhiều thời gian của người thợ, thoạt đầu chỉ xẻ được những tấm gỗ có độ dày 5mm, nếu xẻ mỏng hơn gỗ sẽ bị vỡ, hơn nữa nếu sử dụng những tấm này làm thuyền sẽ nặng, tốn kém và không thẩm mỹ. Đây thực sự là một khó khăn đối với những người thợ tại xưởng. Được sự tư vấn và giúp đỡ của những người thợ lành nghề trong Đồng Nai, ông Phú quyết định đầu tư gần 200 triệu đồng trang bị một loạt máy móc, từ máy cưa đến máy bào, máy đục, máy đánh bóng, máy uốn gỗ... để có thể làm ra các bộ phận mỏng hơn và theo ý của người thợ.
Hiện các mặt hàng chủ yếu của công ty là sản xuất các loại tàu chiến, thuyền thái, thuyền chân quay, thuyền vỏ dưa, thuyền du lịch..., tất cả các chi tiết của sản phẩm đều được chế tác từ gỗ Hương đỏ. Gian trưng bày sản phẩm của công ty được bày biện một cách gọn gàng và ngăn nắp đã cho chúng tôi cảm giác như đứng trước một hạm đội tàu thuyền nhiều mẫu mã, màu sắc và kích thước mỗi chiếc thuyền có chiều dài từ 0,6m đến 2m.
Ông Phú cho biết hiện công ty hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, từ làm đồ gỗ gia dụng đến đồ mỹ nghệ từ sừng và mô hình tàu thuyền với số lượng lao động lên đến gần 100 người, nhưng những người thợ làm mô hình thuyền là có thu nhập cao nhất, thợ giỏi được trả lương ổn định trên 10 triệu đồng/tháng.
Cũng xuất phát từ tâm niệm muốn tạo thật nhiều công việc cho người dân địa phương cũng như các xã lân cận, ông Phú còn thuê hàng chục lao động thời vụ tại địa phương, làm các công việc phụ trợ với mức lương bình quân từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Để phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, ông Phú đã mạnh dạn mở một cửa hàng tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để trưng bày, giới thiệu sản phẩm của công ty. Ông cho biết, hiện công việc của công ty tiến triển rất tốt, phần lớn sản phẩm làm ra được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, vốn là thị trường khó tính trong việc lựa chọn những sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ông Phú dự định trong thời gian tới sẽ xin cấp đất để mở rộng thêm nhà xưởng, đầu tư máy móc để phát triển chuyên sâu vào nghề làm mô hình tàu thuyền hiện vẫn còn rất mới lạ ở địa phương này./.
Đức Phương (TTXVN/Vietnam+)