Dệt thổ cẩm của người Chăm Islam ở An Giang là một nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)(Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là biểu tượng đầy tự hào và cũng là nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Chăm.
Gia đình ông Mohamad (xã Châu Phong, Châu Đốc, An Giang) đã có thời gian gần 50 năm giữ gìn và đưa các sản phẩm truyền thống tới du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo người thợ ở đây, để làm ra những tấm thổ cẩm đẹp cần trải qua các công đoạn làm thủ công tỷ mỷ, chi tiết, khéo léo, cẩn trọng như: Ngâm sợi qua đêm; tẩy trắng; tạo hoa văn; nhuộm màu; xả vải; phơi khô; suốt ép; mắc sợi dọc; quấn trục và cuối cùng là dệt ra sản phẩm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngoài việc chuyên sản xuất xà rông, khăn rằn, cơ sở của ông Mohamad còn dệt thêm những sản phẩm mới bằng hoa văn thổ cẩm với nhiều màu sắc khác nhau và may thành các túi xách mẫu mã đa dạng để phục vụ du khách. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Mỗi khâu đều đòi hỏi sự khéo léo của người thợ và mất nhiều thời gian, công sức mới cho ra được những sản phẩm chất lượng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dệt thủ công tuy chậm nhưng giữ được nét đặc trưng của làng nghề dệt thổ cẩm Chăm, sản phẩm làm ra bền, chắc, đẹp, du khách ưa chuộng hơn, nhất là các mặt hàng quà lưu niệm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm cũng chứa đựng những kỹ thuật đặc biệt, không giống như kiểu dệt Ikat, dệt thổ cẩm phải tiến hành xen kẽ giữa các go nền và go hoa văn để tạo nên những đường nét hài hòa, sống động cho trang phục. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ông Mohamad chia sẻ: ‘Về lâu dài, chúng tôi mong muốn giữ gìn nghề truyền thống kết hợp với du lịch để giới thiệu những nét nổi bật của thổ cẩm Chăm cho du khách.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Du khách hào hứng trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm tại gia đình ông Mohamad ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)