Bạc và các trang sức làm từ bạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Nùng. Trong ảnh: Quá trình nung nóng để cán mỏng bạc. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Khi đã tạo hình thành công, nghệ nhân dùng một số nước chuyên dụng và chấu để đánh sáng bạc. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Ðể tạo nên những món đồ trang sức chất lượng cao, các nghệ nhân phải tìm kiếm, sử dụng nguyên liệu là bạc hoa xòe và bạc miếng. Với những dụng cụ thủ công như: kéo cắt, kìm, búa, đế gỗ, nồi đun, cân tiểu ly, cùng với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, những nghệ nhân dân tộc Nùng đã chế tác ra nhẫn, vòng tay, xà tích, trâm cài đầu, cúc bạc với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, gần gũi với cuộc sống con người. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Sau khi chạm khắc, thanh bạc sẽ được uốn cong, tạo ra những sản phẩm như vòng tay, vòng cổ...(Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Trong quan niệm của người Nùng thì bạc là vật liệu thiêng có thể đuổi tà ma, gió độc, đồng thời là hồn cốt, là tập tục, nếu không đeo bạc, người Nùng không biết nguồn cội, không biết tổ tiên. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Những sản phẩm được chế tác từ bạc sẽ được đem bán tại phiên chợ huyện. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Với những giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học tiêu biểu, nghề chạm bạc của người Nùng tại xã Pờ Ly Ngài và Nàng Ðôn được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Những sản phẩm được chế tác từ bạc sẽ được đem bán tại phiên chợ huyện. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Bạc và các trang sức làm từ bạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Nùng. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Sử dụng những công cụ đặc thù, các nghệ nhân tỷ mỉ chạm khắc bạc bằng phương pháp thủ công truyền thóng. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Sản phẩm vòng tay bạc của người Nùng tại huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)