Gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc) từ lâu đã được biết đến là loại gốm chống nước thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được bền hương vị của những thứ đựng bên trong. Trải bao thăng trầm, nơi đây vẫn có những con người cống hiến cả tuổi trẻ cho gốm, giữ và tiếp lửa truyền thống của cha ông. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Dù nổi tiếng là làng nghề truyền thống hơn 300 năm, song trước bối cảnh khi là gốm mỹ thuật rồi đồ nhựa lấn áp, làng gốm Hương Canh chỉ còn 4, 5 nhà giữ được nghề. Người dân Hương Canh vẫn thường chia sẻ rằng: 'Lò gốm Quang Minh là lò được nhất, gốm tốt, còn lại, chẳng còn mấy nhà mặn mà với nghề bán gốm.' (Ảnh: PV/Vietnam+)
Rất nhiều sản phẩm được trưng bày tại xưởng gốm Quang Minh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Gốm Hương Canh được làm từ đất sét xanh, khai thác tại địa phương, có độ mịn, độ béo cao, ít cát, ít xương hơn so với các loại đất nguyên liệu khác. Sau quá trình làm đất kỹ lưỡng, đất trở nên dẻo cho nên dễ vuốt mỏng và đặc biệt người nghệ nhân mặc sức tạo hình tạo nét cho sản phẩm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Người làm gốm sẽ nhào nặn rồi san đất sét thành từng miếng nhỏ để dễ dàng thao tác trong quá trình làm gốm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Gốm Hương Canh có đặc trưng thô, mộc với màu đất nung cháy. Đất, nước dưới bàn tay nhào trộn của người nghệ nhân, kết hợp với lửa tạo nên những món đồ có bề mặt độ bóng, sáng, giống như được phủ một lớp men, người trong nghề vẫn nói là 'men trong đất.' (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đặc trưng lớn nhất của gốm Hương Canh nằm ở màu tự thân nhờ nguyên liệu đất trầm tích lắng đọng tự nhiên, dưới tác động của nhiệt sẽ trở nên bền chắc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Gần 300 năm qua, người Hương Canh vẫn hoàn toàn làm gốm thủ công bằng tay, sử dụng bàn xoay để tạo tác. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nghệ nhân chạm khắc những đường nét lên thân gốm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật khác nhau. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật khác nhau. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các sản phẩm khi mới được hoàn thành sẽ được phơi dưới ánh sáng khoảng 3 ngày sau khi đem nung. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau khi hoàn tất trang trí và phơi nắng, người ta sẽ để sản phẩm lên lò nung ở nhiệt độ cao. Đến chặng vào lò thì ở một vài điểm, dưới tác động của nhiệt đốt thủ công sẽ tạo nên màu hỏa biến cho sản phẩm, để khi ra đời, gốm trở thành độc bản. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Công đoạn cuối cùng để đưa sản phẩm ra thị trường - chuốt gốm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các sản phẩm trong bộ sưu tập gốm mang các chủ đề khác nhau được khắc họa theo mùa trong năm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sản phẩm được trưng bày tại các con đường ở Hương Canh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)