Độc đáo kiến trúc nhà cổ 5 gian đồng bằng Bắc Bộ 'trên mái nhà'
Nhà 5 gian truyền thống là một trong những kiến trúc độc đáo chứa đựng cả lịch sử, văn hóa dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt hơn, bạn đã bao giờ thấy quần thể kiến trúc này dựng trên 'mái nhà'?
Xuân Mai
Quần thể nhà 5 gian truyền thống Bắc Bộ này không phải xây dựng trên mặt đất như bình thường mà ngự trên tầng 4 của ngôi nhà lớn bên Bát Tràng. Gian phải đặt bộ trường kỷ cổ là nơi gia chủ dùng tiếp đón khách quý. Nền nhà bằng gốm lam vô cùng độc đáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chủ nhân không gian độc đáo có kiến trúc mang đậm hơi thở truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ này là nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước, người con quê lúa chọn lập nghiệp ở vùng đất Bát Tràng giàu truyền thống. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không gian sân trước hiên nhà là khu tiểu cảnh được đích thân gia chủ tạo tác. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Gia chủ không chỉ tạo tác nên những tác phẩm gốm sứ kỳ công... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
...mà còn khéo léo và tỉ mẩn tạo nên những tuyệt tác bonsai kết hợp hài hòa cùng gốm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân Trần Tước cho biết ngoài gốm và đồ gỗ, anh còn đam mê cây cảnh. Vườn tiểu cảnh này đều do một tay anh chăm sóc và tạo tác đã hàng chục năm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Gia chủ cho biết vì đam mê những giá trị truyền thống nên anh đã tái hiện lại nhà 5 gian Bắc Bộ trên sân thượng của ngôi nhà hiện đại đang ở. Hoa văn chạm khắc của nếp nhà gỗ đều là những hoa văn tinh xảo do anh cùng đội thợ của mình thực hiện. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ngôi nhà của gốm và gỗ. Đây không chỉ là nhà, mà thực sự là một không gian đậm đặc nghệ thuật truyền thống. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Gia chủ đã không chỉ tái hiện những nét đặc trưng của nhà gỗ cổ truyền thống Bắc Bộ mà còn nâng tầm không gian này lên bằng những câu chuyện, điển tích văn hóa gắn trong từng tác phẩm gốm hay các hình khối điêu khắc. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện thấm đẫm văn hóa và lịch sử đất Việt. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tượng gốm đều là chân dung các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các chi tiết của hoa văn sẽ là những họa tiết hoa lá, vảy rồng, mây, các bộ tranh tứ quý. Đặc biệt, các chi tiết trong nhà được gia chủ trang trí hoàn toàn bằng gốm và gỗ điêu khắc thủ công. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đây là không đặc biệt linh thiêng và được dày công chăm chút nhất trong mỗi ngôi nhà 5 gian Bắc Bộ. Gian thờ tự là nơi cho thấy vượng khí của gia chủ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Vị gia chủ này từng tham gia trùng tu công trình gốm Cổng Nghi Môn trong cung điện Vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa; phục chế một số di tích ở Huế; trùng tu, tôn tạo Khu thủy tổ quan họ Làng Diềm, Bắc Ninh … (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đất thì nơi đâu cũng có, nhưng để biến đất thành 'vàng,' thành những tác phẩm gốm có hồn như thế này thì không phải ai cũng làm được. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cột nhà hoàn toàn bằng thân gỗ lớn; các vì nhà dựng lên được nối với nhau bằng hệ thống xà. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Phần mái được lợp ngói ta thủ công có màu đỏ bắt mắt, độ dốc mái vừa phải. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những vật dụng cổ trang trí còn là minh chứng cho những giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những cánh cửa gỗ chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tác phẩm gắn với điển tích 'Thập mục ngưu đồ' - 10 bức họa chăn trâu nổi tiếng trong Phật giáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tác phẩm mang ý nghĩa về con đường tu tập làm sao để làm chủ được tâm mình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Khi đời sống hiện tại và nghệ thuật hài hòa trong một khuôn hình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ngôi nhà gỗ 5 gian truyền thống Bắc Bộ trên sân thượng của gia chủ có độ cao bằng những ngọn cây cổ thụ quanh đó. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân ưu tú Trần Tước có tư duy văn minh và thức thời của người vừa có tố chất sáng tạo đầy chất nghệ vừa luôn nghĩ lớn và làm lớn trên nền tảng sự am hiểu sâu sắc văn hóa truyền thống...
Đất thì nơi đâu cũng có, nhưng để biến đất thành vàng thì không phải ai cũng làm được. Những tác phẩm gốm thủ công của nghệ nhân Trần Tước đã tạo được dấu ấn đặc biệt và khác biệt trên thị trường.
Tại Đình Kim Ngân, “Chuyện của Gốm” sẽ giới thiệu tới công chúng một số sản phẩm gốm tiêu biểu của làng nghề gốm Bát Tràng, xưởng gốm Chi (Hà Nội) và làng nghề gốm Phù Lãng (Bắc Ninh).
Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết đợt khảo cổ này nhằm làm phát lộ các dấu vết của nền móng tường thành, bậc cấp, kết cấu móng ở phần chái Đông và chái Tây của điện Thái Hòa.
Hà Nội từng được mệnh danh là “Đất trăm nghề” với rất nhiều làng nghề truyền thống, đã có những đóng góp không nhỏ trong nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Tuy đã trở thành làng du lịch nhiều năm qua, nhưng người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được cuộc sống êm đềm, lòng hiếu khách và vẻ chân quê hiếm thấy.