Độc đáo các nghi thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần II đang diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, ngày 19/10 đã diễn ra chương trình trình diễn, giới thiệu nghi thức văn hóa dân tộc Thái.
Lễ hội Sết Boóc Mạy (Tết cây Bông) của người Thái tỉnh Thanh Hóa độc đáo về không gian diễn xướng, phong phú về lễ thức trong diễn trình, rất hoạt náo và có tính cộng đồng cao. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Trình diễn, giới thiệu nghi lễ Tằng cẩu của cộng đồng dân tộc Thái, ngành Thái đen tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Tằng cầu (búi tóc trên đỉnh đầu) là đặc điểm để nhận biết người phụ nữ Thái đã lập gia đình. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cộng đồng dân Thái xã Mường So (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) trình diễn lễ Kin lẩu khẩu mẩu (Lễ hội cốm mới). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Lễ thức nướng cốm trong lễ Kin lẩu khẩu mẩu (Lễ hội cốm mới) của người Thái huyện Mường So (tỉnh Lai Châu). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cô dâu dân tộc Thái trong trang phục truyền thống tại ngày cưới hỏi. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Chiếc khăn Piêu là loại thổ cẩm nổi tiếng của người Thái, một đặc trưng văn hóa chứa đựng những giá trị tinh thần, vật chất được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ.
Biểu tượng khau cút chứa đựng những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc về tâm hồn, tính cách, tập quán sản xuất, sinh hoạt và khái quát cả cội nguồn văn hóa của người Thái.
Anh Tòng Văn Hân chia sẻ đam mê nghiên cứu của anh là vì trách nhiệm của người con đứng trước kho tàng văn hóa truyền thống rất đẹp, phong phú đã và đang dần mai một của cộng đồng dân tộc Thái đen.
Việc giữ gìn các làn điệu dân ca hay những bộ trang phục truyền thống dân tộc Tày của các nghệ nhân đã góp phần lưu truyền và khẳng định giá trị văn hóa Tày cổ bên vùng hồ Thác Bà.
Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ ở Tuyên Quang có từ lâu đời, là kết quả của sự lao động cần cù, sáng tạo trong môi trường tự nhiên và không gian xã hội cụ thể.