Ngày 23/12, Thứ trưởng thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng đã chủ trì "Hội nghị tổng kết Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010.
Hội nghị được tiến hành trực tuyến, với sự tham gia của 63 Sở Thông tin và Truyền thông trên cả nước cùng đại diện các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Nam Thắng, khẳng định trong giai đoạn năm năm thực hiện quy hoạch, ngành viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 30-40%. Năm 2010, doanh thu toàn ngành viễn thông ước đạt 200.000 tỷ đồng.
Đến nay, tổng số thuê bao điện thoại đạt 162 triệu, trong đó thuê bao di động chiếm 91%; mật độ thuê bao điện thoại đạt 189 máy/100 dân; cả nước có 26 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân số ; số thuê bao internet băng rộng đạt 3,7 triệu, chiếm 4,2%.
Việt Nam đã có 11 doanh nghiệp hạ tầng mạng, 81 doanh nghiệp ISP, khai thác có hiệu quả thị trường trong nước và bước đầu mở rộng kinh doanh và đầu tư ra thị trường nước ngoài. Điển hình như Viettel đã đầu tư ở Campuchia, Lào, Myanmar, Haiti, Mozambique; VNPT đã mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.
Các mạng viễn thông di động cũng được đẩy mạnh phát triển. Năm 2010, Việt Nam đã có 4 nhà khai thác dịch vụ di động cung cấp dịch vụ 3G và Bộ Thông tin - Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm dịch vụ di động thế hệ thứ tư.
Góp ý cho việc quy hoạch phát triển viễn thông và Internet trong giai đoạn tới, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm ban hành quy định về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp; hình thành cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông và tăng cường công tác thực thi quản lý nhà nước về viễn thông.
Phía các doanh nghiệp kiến nghị việc mở cửa cạnh tranh cần tuân theo quy luật của thị trường, tránh những biện pháp và mệnh lệnh hành chính. Ngoài ra, nhà nước cần đầu tư thêm hoặc huy động vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ xã hội để phát triển các doanh nghiệp viễn thông chủ lực./.
Hội nghị được tiến hành trực tuyến, với sự tham gia của 63 Sở Thông tin và Truyền thông trên cả nước cùng đại diện các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Nam Thắng, khẳng định trong giai đoạn năm năm thực hiện quy hoạch, ngành viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 30-40%. Năm 2010, doanh thu toàn ngành viễn thông ước đạt 200.000 tỷ đồng.
Đến nay, tổng số thuê bao điện thoại đạt 162 triệu, trong đó thuê bao di động chiếm 91%; mật độ thuê bao điện thoại đạt 189 máy/100 dân; cả nước có 26 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân số ; số thuê bao internet băng rộng đạt 3,7 triệu, chiếm 4,2%.
Việt Nam đã có 11 doanh nghiệp hạ tầng mạng, 81 doanh nghiệp ISP, khai thác có hiệu quả thị trường trong nước và bước đầu mở rộng kinh doanh và đầu tư ra thị trường nước ngoài. Điển hình như Viettel đã đầu tư ở Campuchia, Lào, Myanmar, Haiti, Mozambique; VNPT đã mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.
Các mạng viễn thông di động cũng được đẩy mạnh phát triển. Năm 2010, Việt Nam đã có 4 nhà khai thác dịch vụ di động cung cấp dịch vụ 3G và Bộ Thông tin - Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm dịch vụ di động thế hệ thứ tư.
Góp ý cho việc quy hoạch phát triển viễn thông và Internet trong giai đoạn tới, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm ban hành quy định về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp; hình thành cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông và tăng cường công tác thực thi quản lý nhà nước về viễn thông.
Phía các doanh nghiệp kiến nghị việc mở cửa cạnh tranh cần tuân theo quy luật của thị trường, tránh những biện pháp và mệnh lệnh hành chính. Ngoài ra, nhà nước cần đầu tư thêm hoặc huy động vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ xã hội để phát triển các doanh nghiệp viễn thông chủ lực./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)